ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 37)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Bắc Trung bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Nơi rộng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là 64 km từ tây huyện A Lưới đến cửa biển Thuận An, nơi có chiều rộng hẹp nhất là 2,5 km từ biển Lăng Cô qua đèo Hải Vân đến ranh giới Đà Nẵng. Bờ biển của tỉnh dài 126 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây, sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc tỉnh. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa - giáo dục - đào tạo – du lịch của cả nước.

Với diện tích tự nhiên 5.053 km2, chiếm 1,52 % so với diện tích cả nước. Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ, với đầy đủ các dạng địa hình: rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển, tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ tây sang đông: phía tây có dãy núi cao, phần giữa là đồi núi thấp và phía đông là giải đồng bằng nhỏ hẹp. Ven biển có nhiều đầm phá như phá Tam Giang, đầm Hà Trung, đầm Cầu Hai…

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25 độ, mùa mưa ở Thừa Thiên Huế chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, thường gây nên những trận lũ lụt.

2.1.1.2 Dân số và cơ cấu hành chính

1,37% dân số cả nước, trong đó dân số thành thị 359,4 nghìn người, chiếm 31,3%, nông thôn 789,8 nghìn người chiếm 68,7%. Có 24 dân tộc chung sống trong cộng đồng [14].

Về tổ chức hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế có 8 huyện và 1 thành phố với 152 xã.

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Thừa Thiên Huế có tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế. Cảnh quan thiên nhiên gồm sông, núi, rừng, biển hấp dẫn. Quần thể di tích cố đô Huế là những kiệt tác về kiến trúc cung đình với những lâu đài, lăng tẩm, đền chùa, miếu mạo đã được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hóa của nhân loại là điều kiện hết sức thuận lợi để sớm phát triển trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Chiều dài 126 km bờ biển và hệ sinh thái đầm phá, đặc biệt là phá Tam Giang với diện tích 22 nghìn ha có nhiều lợi thế về phát triển thủy sản. Vùng biển có những vũng, vịnh đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống cảng biển.

Tài nguyên, khoáng sản của Thừa Thiên Huế rất phong phú, đa dạng với hơn 100 điểm khoáng sản, như titan, đá vôi, đá granit, cao lanh, than bùn, nước khoáng…

Nguồn lao động được đào tạo có trình độ và tay nghề cũng là một tiềm năng đã và đang được phát triển. Người Huế lịch thiệp, mến khách, lao động cần cù và sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật,…

Con người, vị trí và nguồn tài nguyên dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi bước đầu để thừ Thiên Huế có những lợi thế nhất định trên con đường phát triển nhanh, ổn định và bền vững trong những năm tới

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2001 – 2006

2.1.2.1 Những thành tựu đã đạt được

2.1.2.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2006

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (bình quân) % 13,4

Tốc độ tăng giá trị sản xuất

+ Công nghiệp - xây dựng % 17,8

+ Du lịch - dịch vụ % 13,5

+ Nông - lâm - ngư nghiệp % 4,6

2. GDP bình quân đầu người USD 460

3. Tốc độ tăng doanh thu du lịch % 32,2

4. Giá trị kim ngạch xuất khẩu triệu USD 200

5. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỷ đồng 4.750

6. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1,33

7. Lao động được đào tạo nghề % 28

8. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 21,5

9. Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng nước sạch (nước máy,

nước giếng, nước tự chảy trên cao) % 71

10. Giải quyết việc làm lao động 14.500

12. Tỷ lệ hộ nghèo giảm % 2,57

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê

2.1.2.1.2 Về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2006 đạt 10,4%, là giai đoạn có mức tăng trưởng khá cao, tương đối ổn định và có tính bền vững hơn so với các giai đoạn trước.

Cơ cấu kinh tế công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Năm 2006, tỷ trọng giá trị công nghiệp - xây dựng 35,9%, dịch vụ 43,1%, nông nghiệp 21% (năm 2000, tương ứng là: 30,9% - 45% - 24,1%). Các vùng, các thành phần kinh tế phát triển đồng đều. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực.

Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc đổi mới, góp phần nâng cao vị thế của thành phố Huế và của tỉnh, từng bước trở thành trung tâm quan hệ đối ngoại và hợp tác với

các tỉnh láng giềng, các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế, mở ra khả năng mới trong hợp tác và hội nhập.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) có chuyển biến, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính phủ (ODA) và phi chính phủ (NGO) năm sau cao hơn năm trước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đã đóng góp tích cực vào phát triển KTXH và tăng nguồn thu NS.

Xuất khẩu tuy gặp nhiều khó khăn, nhất là hàng thủy sản, giá cả biến động nhưng bình quân hàng năm vẫn tăng 13,9%. Một số sản phẩm tăng khá như khoáng sản, hàng dệt may, dăm gỗ, thủ công mỹ nghệ... Hoạt động nhập khẩu cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho nền kinh tế. Giá trị sản xuất tăng bình quân 16,1%/năm, so với năm 2000, công nghiệp chế biến khoáng sản tăng 6,5 lần, chế biến thực phẩm tăng 1,8 lần, vật liệu xây dựng tăng 1,9 lần... các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh như xi măng, sợi, bia, vật liệu xây dựng,... có mức sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh, có uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Các ngành dịch vụ khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế so sánh; xây dựng mạng lưới rộng khắp và đa dạng; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 10,2%, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP. Cơ sở vật chất một số ngành dịch vụ như bưu chính - viễn thông, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục... được đầu tư hiện đại, mở rộng quy mô, nhiều loại hình dịch vụ mới.

Du lịch phát triển cả quy mô và chất lượng, sản phẩm từng bước đa dạng. Hoạt động tuyên truyền quảng bá mở rộng thị trường được chú trọng, tiềm năng văn hóa, du lịch được phát huy. Đặc biệt, thành công của 3 kỳ Festival đã mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển du lịch. Hoạt động du lịch được xã hội hóa với nhiều hình thức phong phú: nhà vườn, sinh thái, nghỉ dưỡng, lễ hội; gắn du lịch với khôi phục ngành, nghề thủ công truyền thống.

Nông nghiệp phát triển khá tích cực và có mặt bền vững. Đã tập trung công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ sinh học; từng bước mở mang ngành, nghề và dịch vụ trong nông thôn; hoàn thành công tác “dồn điền, đổi thửa”. Mặc dù chịu ảnh hưởng thiên tai (bão lụt, hạn hán), nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt và vượt kế hoạch. Đặc biệt, vùng gò đồi, miền núi đã khẳng định được hiệu quả kinh tế vườn và một số cây chủ lực có giá trị cao như cao su, cà phê, sắn nguyên liệu.

Lâm nghiệp phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng gò đồi và miền núi, tạo ra sản phẩm mới để xuất khẩu. Đã trồng mới gần 19 nghìn ha rừng tập trung, trên 10 nghìn ha rừng phân tán, khoanh nuôi tái sinh trên 6 nghìn ha/năm.

Nuôi trồng thủy sản tăng nhanh cả diện tích, sản lượng, hiệu quả; phương thức, đối tượng nuôi ngày càng đa dạng. Năng suất tôm nuôi bình quân tăng từ 0,36 tấn/ha lên 1,06 tấn/ha, tăng 2,9 lần. Hình thành một số khu nuôi tôm công nghiệp trên cát, bước đầu mang lại hiệu quả.

Tài chính, ngân hàng có bước tiến tương đối vững chắc. Các nguồn thu ổn định và phát triển, thu NS hằng năm đều đạt và vượt. Tỷ lệ huy động NS từ GDP năm 2006 là 16,2%, cao hơn 3,4% so với giai đoạn 1996 - 2000 (12,8%) và đã là thành viên “câu lạc bộ 1.000 tỷ”. Chi NSĐP năm 2006 tăng 2 lần so với năm 2001, chủ yếu tăng chi ĐTPT kết cấu hạ tầng, phúc lợi xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,... Đáp ứng tốt hơn nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Các thành phần kinh tế phát triển tích cực, đúng hướng, nhất là kinh tế tư nhân. Công tác sắp xếp, đổi mới DNNN thực hiện đúng lộ trình của Chính phủ. Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, bình quân doanh thu tăng gấp 2,9 lần, đóng góp NSNN tăng 4,5 lần [38].

Tốc độ đầu tư tăng nhanh, cơ cấu đầu tư chuyển biến tích cực, bước đầu tập trung đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm. Kết cấu hạ tầng KTXH có bước phát triển vượt bậc.

Tổng vốn đầu tư 6 năm đạt gần 17,5 nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình quan trọng hoàn thành, đưa vào hoạt động. Cơ sở vật chất phát triển đồng bộ giữa các vùng. Đặc biệt, tập trung đầu tư giao thông (cả đối nội và đối ngoại), chấm dứt tình trạng chia cắt giữa các vùng, miền, nhất là vùng đồng bằng, ven biển. Nhiều công trình quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc gia và khu vực như sân bay Phú Bài, bến số 1 cảng Chân Mây, hầm đường bộ Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, khu du lịch Lăng Cô, đường phía tây thành phố Huế, đường Tự Đức - Thủy Dương, cửa ngõ Bắc, Nam qua thành phố Huế, hồ Truồi, đập Thảo Long, các cầu: Chợ Dinh, Trường Hà; khu công nghiệp Phú Bài...; từng bước hình thành khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; hoàn thành cơ bản kiên cố hóa, tầng hóa các trường học, trạm y tế; nhựa và bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn, 537 km kênh mương cấp I. Hệ thống điện chiếu sáng, cấp - thoát nước, công viên cây xanh được tôn tạo, nâng cấp, mở rộng. Năm 2003, 100% xã có điện. Năm 2005, 96,4% số hộ sử dụng điện, 75% số hộ sử dụng nước sạch [38].

2.1.2.1.4 Về kết cấu hạ tầng

Các vùng, địa bàn trọng điểm, đặc biệt khu vực nông thôn đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, từng bước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu; bộ mặt nông thôn của tỉnh từng bước khởi sắc, xây dựng đô thị theo hướng văn minh hiện đại.

Thành phố Huế và các thị trấn, huyện lỵ có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng được đầu tư cơ bản, dịch vụ phát triển, ngày càng nâng cao chất lượng. Các thị trấn, huyện lỵ được quy hoạch, sắp xếp, diện mạo khang trang.

Vùng đồng bằng, ven biển, đầm phá được đầu tư khá toàn diện, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Vùng gò đồi và miền núi đã kết hợp các chương trình đầu tư, nhất là chương trình 135, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống như điện, giao thông, trường học, chợ, trạm y tế, nước sinh hoạt, phủ sóng phát thanh, truyền hình,... Kinh tế trang trại đang từng bước khẳng định hiệu quả. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, xóa được nạn đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

2.1.2.1.5 Văn hóa - xã hội tiến bộ, kết hợp hài hòa với bảo tồn và phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

Giáo dục - đào tạo phát triển cả quy mô và chất lượng. Tỷ lệ học sinh hàng năm trong độ tuổi vào lớp 1 đạt trên 98%. Toàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở (THCS). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp khá, giỏi hàng năm khá cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, xây mới 80% phòng học kiên cố, cao tầng; nâng cấp nhiều phòng thí nghiệm thực hành hiện đại; 100% trường trung học phổ thông (THPT) đưa bộ môn tin học vào giảng dạy và thiết lập Internet. Có 72 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Khoa học và công nghệ có bước phát triển. Một số đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và đời sống. Việc chuyển giao công nghệ mới có hiệu quả, nhất là công nghệ thông tin. Sự nghiệp y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân thường xuyên được quan tâm. Công tác vệ sinh dịch tể và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng, phòng ngừa và kịp thời dập tắt các dịch bệnh lớn. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia triển khai có kết quả. Đến nay, 100% trạm y tế xã có bác sĩ. Hệ thống khám, chữa bệnh; dịch vụ y tế mở rộng, 21 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Hoạt động văn hóa - thông tin sôi nổi, thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa Huế. Các thiết chế văn hóa từng bước nâng cấp, xây dựng mới. Quan tâm đầu tư đúng mức công tác

sưu tầm, bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di sản văn hóa, các di tích văn hóa lịch sử, cách mạng.

Công tác xóa đói, giảm nghèo được ưu tiên hàng đầu, không còn hộ đói. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 460 USD [38].

2.1.2.2 Những tồn tại

2.1.2.2.1 Qui mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, đổi mới kinh tế thiếu đồng bộ, chưa tạo được những đột cạnh tranh còn thấp, đổi mới kinh tế thiếu đồng bộ, chưa tạo được những đột phá mới

Nhận thức về đổi mới kinh tế chưa sâu, tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, triệt để. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thu NS chưa đáp ứng nhu cầu chi.

Nguồn lực, tiềm năng trong tỉnh chưa huy động, sử dụng tốt cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các nguồn lực tại chỗ. Đầu tư thiếu đồng bộ, dàn trải; công nghệ còn lạc hậu. Thiếu chủ động “đón đầu” để đầu tư vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao, các khu vực kinh tế sôi động: thành phố Huế, khu công nghiệp Phú Bài, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chất lượng thấp, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế chưa được phát huy. Thực hiện chủ trương đột phá về công nghiệp, du lịch, thủy sản hiệu quả chưa cao.

Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, mang tính tự phát; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu công nghệ tiên tiến.

Sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, giá trị gia tăng lớn, nhất là các loại hình du

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w