Về qui trình lập và giao dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 99 - 101)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.2.2 Về qui trình lập và giao dự toán

- Cần nghiên cứu hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các yếu tố làm thay đổi nguồn thu và các khoản chi của đơn vị như các chính sách thuế, phí, lệ phí; chế độ chi tiêu công, ĐMPBNS. Các Sở, UBND các huyện phải thực hiện thông báo số kiểm tra dự toán và có văn bản hướng dẫn riêng việc lập dự toán đối với các đơn vị trực

thuộc trong phạm vi quản lý.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thông báo số kiểm tra về vốn ĐTPT hàng năm và dự kiến mức vốn đầu tư phân bổ cho các năm tiếp theo phù hợp với phân kỳ đầu tư để các chủ đầu tư định hướng lập dự toán vốn đầu tư.

- Các cơ quan tài chính, thuế cần coi trọng việc chuẩn bị các cở sở để xây dựng số kiểm tra dự toán trên cơ sở dự kiến đầy đủ nhất các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán thu, chi của từng đơn vị theo hướng dẫn chi tiết về lập kế hoạch của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Chú ý tổng hợp các nhu cầu chi phát sinh tăng thêm nhằm thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước để đưa ngay vào số kiểm tra dự toán. Tổ chức thông báo kịp thời, chính xác số kiểm tra dự toán đến các đơn vi trực thuộc cùng với việc ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán.

4.2.3 Về căn cứ lập dự toán

- Hoàn thiện qui hoạch chi tiết phát triển ngành, kế hoạch phát triển KTXH của các huyện phù hợp với kế hoạch chung của cả tỉnh đến năm 2010. Qui hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm cần được xem là căn cứ quan trọng nhất và cần được hoàn thành sớm hơn để các ngành, các cấp có căn cứ lập kế hoạch tài chính trung hạn và hàng năm.

- Xây dựng hoàn thiện cơ chế thực hiện các dịch vụ công thông qua việc các Sở quản lý ngành, UBND huyện giao nhiệm vụ, ký hợp đồng hoặc đấu thầu các hoạt động công ích làm căn cứ xây dựng dự toán.

- Về lâu dài, cần tổ chức khảo sát thực tế nhằm xây dựng, hoàn thiện các định mức chi phí làm căn cứ lập dự toán NS dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng ngành như chí phí giáo dục, đào tạo cho một học sinh theo cấp học, sinh viên theo ngành nghề phù hợp với từng địa bàn; chi phí khám chữa bệnh cho một giường bệnh phù hợp với từng cấp quản lý và đặc thù về điều trị của từng loại bệnh viện; chi phí duy tu bảo dưỡng đường giao thông tính cho 1 km theo cấp đường, chi phí bảo dưỡng các công trình thủy lợi theo diện tích tưới tiêu hàng

năm; chi phí đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị theo diện tích, loại đường phố, định mức chi phí đo đạc địa chính, định mức về qui hoạch sử dụng đất theo diện tích, định mức chi phí cho quản lý hành chính tính theo biên chế...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w