4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.2.3.1 Mục tiêu của chấp hành ngân sách nhà nước
Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi NSNN đã được ghi trong dự toán NSNN hàng năm trở thành hiện thực.
Để thực thi NS được hiệu quả, vai trò của khâu lập dự toán là hết sức quan trọng. Một NS dự toán tốt có thể được thực hiện không tồi, nhưng một NS lập tồi thì không thể thực hiện tốt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình thực hiện NS chỉ đơn thuần là đảm bảo tuân thủ NS như dự kiến ban đầu, mà phải thích ứng với các thay đổi khách quan trong quá trình thực hiện, đồng thời tính đến hiệu quả hoạt động.
Mục tiêu của chấp hành NSNN là:
- Biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NS năm từ khả năng, dự kiến trở thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH của Nhà nước.
- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước. Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.
- Trong công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định. Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào khâu chấp hành NS. Hơn nữa, chấp hành NS thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.