Về phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và một số nhiệm vụ chi theo mục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 98 - 99)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.1.2Về phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và một số nhiệm vụ chi theo mục

nhiệm vụ chi theo mục tiêu

Thực tế cho thấy UBND các huyện có vai trò rất lớn trong việc lồng ghép, sử dụng các nguồn vốn XDCB, vốn CTMTQG, vốn của các dự án từ nguồn vốn vay của các ngân hàng ADB, WB đối với các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo... nhằm đầu tư hoàn chỉnh, phát huy hiệu quả sử dụng đồng bộ trên cùng một địa bàn, sớm đưa vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả. Vì vậy, cần giao vốn đầu tư của các chương trình sau đây qua đầu mối là UBND huyện quản lý:

- Chương trình giảm nghèo: các dự án trung tâm cụm xã, đầu tư hạ tầng xã đặt biệt khó khăn, hướng dẫn người nghèo phát triển sản xuất...

- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: xây dựng các điểm cung cấp nước sạch và mô hình làng xanh, sạch, đẹp.

- Chương trình văn hóa: xây dựng nhà văn hóa khu dân cư.

- Chương trình giáo dục và đào tạo: đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở giáo dục quốc lập thuộc huyện quản lý.

- Hỗ trợ đầu tư theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Chính phủ về xóa nhà tạm; đầu tư chợ và trụ sở UBND xã.

Căn cứ dự án, qui hoạch của từng chương trình được duyệt; tổng hợp các nhiệm vụ chi thuộc phạm vi phân cấp do UBND huyện, xã quản lý đảm nhận để xác định tổng mức phân bổ vốn phân theo địa bàn huyện. Cơ chế phân cấp quản lý chương trình, mục tiêu giữa UBND tỉnh và UBND huyện có thể vận dụng tương tự như cơ chế phân cấp do Chính phủ qui định cho cấp tỉnh. UBND tỉnh giao tổng mức chi các chương trình và một số mục tiêu chủ yếu, giao UBND huyện chủ động sắp xếp lồng ghép các nguồn lực để triển khai thực hiện chương trình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 98 - 99)