Ban hành văn bản hướng dẫn dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 61 - 62)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.1 Ban hành văn bản hướng dẫn dự toán

Để lập dự toán theo qui trình của Luật NSNN, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch KTXH và dự toán NSNN hàng năm; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn chi tiết định hướng cho công tác lập kế hoạch, vào giữa tháng 6 hàng năm, UBND tỉnh có chỉ thị yêu cầu các Sở, UBND các huyện lập dự toán thu chi NSNN cùng với việc lập kế hoạch KTXH. UBND tỉnh ủy quyền Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế nhà nước tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ số kiểm tra thu chi NSNN tỉnh của Bộ Tài chính thông báo cho địa phương và dự kiến sơ bộ dự toán thu, chi năm dự toán để xác định số kiểm tra thu, chi NSNN của các ngành, các cấp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa thực hiện thông báo số kiểm tra về vốn ĐTPT nên các chủ đầu tư còn lúng túng và thiếu định hướng lập dự toán vốn đầu tư. Các cơ quan tài chính nói chung và Sở Tài chính nói riêng vẫn chưa thực sự coi trọng việc thông báo kịp thời và tương đối chính xác số kiểm tra dự toán. Thực tế khảo sát cho thấy UBND các huyện, các Sở ít quan tâm đến việc ban hành văn bản hướng dẫn công tác lập dự toán cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc cũng như không tổ chức thông báo số kiểm tra làm căn cứ lập dự toán NS cho các đơn vị

cấp dưới do chưa nhận thức hết ý nghĩa của số kiểm tra dự toán đối với công tác quản lý NSNN. Kết quả thống kê ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tình hình thông báo và sự phù hợp của số kiểm tra lập dự toán NSNN

Đ.v.t: đơn vị

TT Đơn vị Tổng Không

1 Các đơn vị

1.1 Các đơn vị dự toán cấp một có đơn vị trực thuộc 12 7 5

1.2 UBND các huyện 9 5 4

2 Mức độ phù hợp của số kiểm tra Sở Tài chính thông báo

2.1 Các đơn vị dự toán cấp một 62 45 17

2.2 UBND các huyện 9 4 5

Nguồn: Sở Tài chính

Số kiểm tra dự toán được xem là phù hợp khi số dự toán được cơ thẩm quyền giao chính thức tăng giảm không quá 5 % so với số kiểm tra và ngược lại.

Khảo sát tình hình cho thấy ở những đơn vị có số dự toán với mức chi lớn và phải thực hiện chi nhiều chế độ liên quan đến con người, có nhiều hoạt động đặc thù thì số kiểm tra thường ít chính xác do cơ quan Tài chính chưa lường hết được các nhu cầu chi theo kế hoạch và do các chế độ chính sách mới phát sinh chưa kịp tổng hợp để thông báo. Riêng số kiểm tra đối với cấp huyện thường có sự thay đổi lớn so với số giao dự toán chính thức do dự toán chi phụ thuộc nhiều vào khả năng tăng, giảm dự toán thu NSNN giao cho NS huyện hưởng theo phân cấp, nhất là chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm tỉ trọng khá lớn trong chi ĐTPT nhưng hay biến động khó lường phụ thuộc vào diễn biến của thị trường bất động sản; và do chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi kiến thiết thị chính… với nhu cầu tăng nhanh và chi tiền lương, phụ cấp, các chính sách xã hội cho cán bộ và người có công, các đối tượng xã hội…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w