Những kết quả tích cực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 81 - 83)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.4.2.1.1 Những kết quả tích cực

- Tổng mức và cơ cấu chi thường xuyên cho các sự nghiệp giáo dục, y tế tăng khá nhanh trong giai đoạn 2001 – 2006. Trong đó, tỉ trọng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng từ 35,2% trên chi thường xuyên năm 2001 lên đến 41% năm 2006, tỉ lệ tăng 20%/năm đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cho hoạt động dạy và học; tăng chi sự nghiệp y tế đảm bảo ở mức 16,1%; đủ kinh phí mua BHYT cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; kinh phí khoa học công nghệ đảm bảo ở mức 1,1% chi NSĐP, bước đầu đã có một số dự án khoa học công nghệ được ứng dụng thực tiễn có hiệu quả.

- Trong từng sự nghiệp, tỉ trọng chi trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp ngày càng cao (ngành giáo dục đào tạo tăng từ 94,7% trên tổng

chi sự nghiệp của ngành năm 2001 lên đến 97,6% năm 2006, khoa học công nghệ từ 62% lên 78%, y tế từ 93% lên 96,9%, văn hóa thông tin từ 87% lên 94%, chi sự nghiệp kinh tế từ 87% lên 91,7%).

- Tăng kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư (năm 2001, 2002 chưa bố trí nhưng đến năm 2006 đạt khoảng 3,75 tỉ đồng); kinh phí khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp từ 300 triệu đồng lên 1.950 triệu đồng; tăng kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu sử dụng giống mới trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp từ 2.600 triệu đồng lên 5.760 triệu đồng…

3.4.2.1.2 Những bất cập, tồn tại

- Tỉ trọng chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể trên chi thường xuyên tăng từ 22,9% năm 2001 lên 24,1% năm 2006, tỉ lệ tăng chi hàng năm đạt 17,5 % cao hơn tỉ lệ tăng các sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý chưa đạt hiệu quả mong muốn là không hợp lý. Chi tiêu cho bộ máy quản lý hành chính còn khá lớn do tăng biên chế, tăng đầu mối và lãng phí còn nhiều (chi quản lý ngoài quỹ lương chiếm tỉ trọng 55% trên tổng chi hành chính). Chi tiếp khách đoàn ra đoàn vào, hội họp chiếm tỉ trọng lên đến 18% chi quản lý hành chính là khá cao so với mức chi bình quân chung cả nước.

- Chi cho hoạt động đảm bảo an ninh chính trị và quốc phòng ở địa phương có xu hướng ngày càng lớn (tỉ trọng chi hỗ trợ cho hoạt động quốc phòng an ninh, không tính phần NSTW đảm bảo tăng từ 2% lên đến 3,5%) là chưa phù hợp, mức tăng còn lớn.

- Huế là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước nhưng tỉ trọng chi cho sự nghiệp văn hóa giảm từ 6,4% xuống còn 4,1%, mức tăng chi hàng năm còn thấp là không tương xứng.

- Chi hỗ trợ cho một số tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có tỉ lệ tăng ở mức cao nhất (21,6 %/năm) cho thấy có sự không phù hợp với xu hướng điều

chỉnh cơ cấu chi NSNN, cần phải xem xét giảm.

- Các cơ chế, chính sách về giao quyền tự chủ tài chính về thực chất đã trao quyền chủ động cho các đơn vị sự nghiệp có thu trong việc phân bổ NS nhằm thúc đẩy phát triển các hoạt động sự nghiệp đi đôi với gắn kết quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ được giao chưa được triển khai đồng bộ ở phần lớn các đơn vị sự nghiệp có thu của tỉnh, năm 2006 chỉ mới triển khai được 35% số đơn vị. Việc thí điểm triển khai khoán chi hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tiết kiệm chi, tăng thu nhập chưa được các Sở, UBND các huyện quan tâm nên qua ba năm chỉ có 6 đơn vị triển khai.

- Các khoản chi NSNN còn mang tính bao cấp, bao biện tiếp tục còn tồn tại ở một số lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, y tế, thể dục thể thao… làm cho khả năng đảm bảo kinh phí NSNN ở một số ngành KTXH có nhiều khó khăn, đồng thời cũng làm giảm cơ hội đầu tư của các các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w