Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nớc ta

Một phần của tài liệu chức năng xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (Trang 139 - 145)

- Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

3.1.Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nớc ta

thực hiện chức năng xã hội của Nhà nớc ta

Qua hơn 15 năm đổi mới, đất nớc tiếp tục ổn định về chính trị, ổn định và phát triển kinh tế, mặt bằng chung về đời sống của các tầng lớp nhân dân đợc nâng lên rõ rệt; con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội tiếp tục đợc khẳng định là con đờng duy nhất đúng đắn phù hợp với xu thế của thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nớc, Đảng và Nhà nớc ta xác định nền kinh tế nhiều thành phần theo định hớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nớc là cơ chế tất yếu của sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế, là ph- ơng tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phơng châm của Đảng ta là vận dụng các hình thức và phơng pháp quản lý nền kinh tế thị trờng để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà nớc quản lý và điều tiết nền kinh tế bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các đòn bẩy kinh tế khác nhằm kích thích tính năng động của con ngời trong hoạt động làm giàu cho bản thân và cho xã hội, đồng thời khắc phục tối đa những bất bình đẳng trong kinh tế, đảm bảo cho kinh tế thị trờng phát triển đúng hớng vì mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bớc xóa bỏ mọi áp bức, bất công, tạo điều kiện để mọi ngời dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sự thành công của công cuộc đổi mới trong những năm qua là do đờng lối đúng đắn chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trờng.

Kinh tế thị trờng với những u điểm của nó đã có những tác động tích cực tới các lĩnh vực của đời sống xã hội: nớc ta đạt đợc sự tăng trởng kinh tế cao trong khu vực, tạo cho xã hội có thêm những khoản tích lũy nhất định (tỷ lệ tích lũy/GDP tăng từ 27% năm 1995 lên 30% năm 1998; mức tăng trởng hàng năm: từ 1986-1990: GDP tăng 7,16%, 1991-1995: 8,21%, 1996: 8,1%, 1997: 9,3%, 1998: 5,8%) [65, tr. 5], là tiền đề vật chất quan trọng để Nhà nớc chăm lo và nâng cao đời sống nhân dân. ổn định và phát triển kinh tế góp phần quan trọng cho việc ổn định chính trị, kiên trì con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội - điều kiện hết sức cơ bản để phát triển toàn diện đất nớc.

Tuy nhiên, kinh tế thị trờng cũng đặt ra các vấn đề xã hội cấp bách. Đó là:

- Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trởng kinh tế và công bằng xã hội, bảo đảm mục tiêu phát triển.

Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã xác định: "Tăng trởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội" ngay trong từng bớc đi và trong suốt quá trình phát triển [29. tr. 14]. Văn kiện Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm này.

Mục tiêu cao nhất trong chiến lợc phát triển là không ngừng nâng cao chất lợng cuộc sống cho con ngời. Sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa giữa tăng trởng kinh tế, công bằng xã hội với bảo vệ môi trờng là cơ sở cho phát triển bền vững. Kinh nghiệm ở các nớc t bản phát triển cho thấy: kinh tế thị trờng mang lại sự tăng trởng kinh tế nhng bản thân tăng trởng kinh tế không thể tự nó giải quyết đợc các vấn đề xã hội, thậm chí nhiều khi lại làm phức tạp thêm các vấn đề xã hội nếu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nớc. ở nớc ta, chức năng xã hội là cơ sở để bảo đảm sự kết hợp giữa tăng trởng kinh tế và công bằng xã hội trong từng bớc phát triển. Tăng trởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con ngời phát triển toàn diện; bảo đảm để nhân dân là ngời tham

gia và là ngời đợc hởng các thành quả của quá trình tăng trởng này. Thực hiện công bằng xã hội phải gắn với và trên cơ sở trình độ phát triển hiện hành của nền kinh tế đất nớc.

Nh vậy, mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và công bằng xã hội phản ánh mục tiêu của quá trình phát triển trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi Nhà nớc phải quan tâm hơn đến chức năng xã hội.

- Những khiếm khuyết của kinh tế thị trờng đòi hỏi có sự can thiệp, điều tiết của Nhà nớc.

Kinh tế thị trờng có những khuyết tật, những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội mà ở đó luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội, là môi trờng thuận lợi để phát sinh nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển. Kinh tế thị trờng làm nảy sinh các mâu thuẫn về mặt kinh tế, đồng thời cũng nảy sinh các mâu thuẫn về mặt xã hội: mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột, mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng, mâu thuẫn giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích xã hội... Cơ chế thị trờng làm biến đổi tính chất việc giải quyết quan hệ lợi ích của cá nhân và lợi ích xã hội. Do kinh tế thị trờng thừa nhận nguyên tắc tự do cạnh tranh nên cũng có thể xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hoặc xuất hiện hiện tợng độc quyền; do nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận nên có thể dẫn tới tình trạng chủ đầu t chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình mà bỏ qua lợi ích của các chủ thể khác, hoặc do cạnh tranh nên có hiện tợng doanh nghiệp bị phá sản, ngời lao động mất việc làm... Vì vậy, áp lực của vấn đề lao động, việc làm, những vấn đề trong văn hóa, giáo dục, y tế, môi trờng, tình trạng dân số, bất bình đẳng xã hội... là những vấn đề xã hội bức xúc - hệ quả của cơ chế thị trờng đòi hỏi Nhà nớc phải giải quyết.

Mặt khác, trong những năm qua, kinh tế tăng trởng nhng cha vững chắc, vài năm gần đây xuất hiện tình trạng giảm phát, giá tiêu dùng tăng nhanh hơn mức tăng thu nhập của đại bộ phận dân c (theo báo cáo của Tổng cục thống kê, đến tháng 12/2000, giá tiêu dùng tăng 19,6%, giá vật phẩm và dịch vụ giáo dục

tăng 38,5%, giá dợc phẩm và dịch vụ y tế tăng 31,3% so với 1995 [11] ảnh h- ởng lớn đến đời sống nhân dân.

Nhìn chung, toàn xã hội đã có những bớc phát triển đáng kể nhng vẫn còn tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng, các khu vực, sự phân hóa xã hội có xu hớng đẩy xa khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các tầng lớp dân c. Mức sống của nhân dân ở một số vùng còn quá thấp so với mặt bằng chung của xã hội, vẫn còn tình trạng nghèo đói. Bởi xuất phát điểm của chúng ta là một nớc nghèo, nền sản xuất tuy có những thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế nhng căn bản vẫn là sản xuất nông nghiệp với gần 80% dân số gắn với nông nghiệp, nông thôn nên tỷ lệ dân nghèo tơng đối cao. Do hậu quả chiến tranh nên không ít những ngời đã một thời không tiếc máu xơng, của cải, đóng góp, hy sinh cho dân tộc, cho đất nớc trong hai cuộc kháng chiến, những ngời sống ở các vùng sâu, vùng xa trớc đây nhiều vùng trong số đó là căn cứ cách mạng, kháng chiến... vì những đóng góp cho sự nghiệp chung nên không có những điều kiện để lo toan cho riêng mình vẫn cha thoát khỏi đói, nghèo.

- Do Nhà nớc còn thiếu những chính sách phát triển mang tầm chiến lợc nên vẫn còn tình trạng mất cân đối giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội về cơ bản là ổn định nhng tội phạm hình sự có diễn biến phức tạp, cha có chiều hớng giảm, thậm chí có những loại tội phạm đã trở nên phổ biến hơn, gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân. Các tệ nạn và những tiêu cực xã hội, các tai nạn đặc biệt là tai nạn lao động, tai nạn giao thông vẫn có xu hớng gia tăng mà một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do những tác động tiêu cực của cơ chế thị trờng.

- Nhu cầu đầu t cho các vấn đề xã hội ngày một tăng do sự quan

tâm của Nhà nớc đối với các vấn đề xã hội cũng nh do nhu cầu đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cao trong điều kiện kinh tế ngày một phát triển.

- Nhu cầu quốc tế: do xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, các vấn đề xã hội cũng đợc "quốc tế hóa", đòi hỏi Nhà nớc phải có sự thay đổi trong nhận thức, hành động đối với các vấn đề xã hội.

Những năm gần đây, nhiều Nhà nớc và tổ chức quốc tế tài trợ và giúp cho Việt Nam giải quyết các vấn đề xã hội: Nh Chơng trình của quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh SCF/UK với đối tợng quan tâm chủ yếu là nhi đồng, thông qua ngời mẹ để tác động đến trẻ em nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chống trẻ em bỏ học và suy dinh dỡng (có chơng trình tín dụng - tiết kiệm đã và đang thực hiện ở ba huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Thạch Thành (Thanh Hóa), Thanh Chơng (Nghệ An); Tổ chức CARE quốc tế, UNIceF, UNFPA, SIDA...

quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em bằng các hoạt động nh tăng cờng thể chế, đào tạo và hỗ trợ cán bộ y tế xã, giáo dục sức khỏe, cung cấp nớc, kế hoạch hóa gia đình, nâng cấp các phơng tiện và hạ tầng cơ sở y tế, tài trợ cho việc đào tạo cán bộ y tế...;

UNIceF, Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh, Mỹ, Ngân hàng thế giới... thực hiện các hoạt động: đào tạo, hỗ trợ giáo viên, đào tạo quản lý, cấp học bổng cho trẻ em nghèo...

Vốn nớc ngoài đầu t vào Việt Nam dới nhiều hình thức nhng chủ yếu vẫn là nguồn vốn vay, thờng phân bổ không đều, chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng có tầm cỡ quốc gia hoặc một số công trình ở các đô thị và khu công nghiệp lớn. Một số nguồn đầu t do các tổ chức phi chính phủ thực hiện lại đi theo kênh khác: thông qua các tổ chức xã hội, chủ yếu là Hội phụ nữ, giải quyết cho một số đối tợng nh phụ nữ và trẻ em nghèo. Nhìn chung, việc sử dụng các nguồn vốn đầu t đó đã góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nớc, vào việc cải thiện điều kiện sống cho một bộ phận dân c đồng thời cũng đặt ra các yêu cầu: cần phải có hệ thống luật pháp tơng ứng để điều chỉnh, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đó.

Nh vậy, từ một số đặc điểm cơ bản của tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng: Kinh tế thị trờng tạo ra những điều kiện thuận lợi (cơ sở vật chất, điều kiện thực tế) để thực hiện chức năng xã hội nhng cũng đặt ra những vấn đề xã hội cấp bách mà Nhà nớc phải điều tiết. Các vấn đề xã hội có thể nảy sinh ngay trong lĩnh vực xã hội, cũng có thể là hệ quả của các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế do sử dụng những liệu pháp cải cách kinh tế không phù hợp, do những yếu tố tiêu cực của kinh tế thị trờng, đòi hỏi Nhà nớc phải giải quyết, phải can thiệp. Từ mục tiêu phát triển là tăng trởng kinh tế và công bằng xã hội, trong từng bớc phát triển phải đảm bảo tăng trởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. Từ đặc điểm của những nguyên nhân phát sinh các vấn đề xã hội và đặc điểm của chính các vấn đề xã hội, Nhà nớc cần có sự phân biệt trong phơng pháp, hình thức thực hiện khi xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh từ các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhằm đảm bảo đợc mục đích và bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa.

Chức năng xã hội của Nhà nớc ta trong thời gian qua đã có những thay đổi nhất định về nội dung, phơng thức thực hiện và đã đạt đợc những kết quả to lớn nhng đồng thời cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế nh chúng tôi đã đánh giá ở chơng 2 của luận án.

Do đó, tiếp tục điều chỉnh chức năng xã hội của Nhà nớc là một việc làm cần thiết, nhằm hoàn thiện chức năng theo hớng tăng cờng vai trò của Nhà nớc trong sự tác động, can thiệp vào lĩnh vực xã hội phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nớc, phù hợp với xu hớng phát triển chung của các Nhà nớc trên thế giới và xu hớng hội nhập, quốc tế hóa các quan hệ xã hội. Thực chất đó là sự kiểm soát mức độ và phạm vi can thiệp của Nhà nớc vào lĩnh vực xã hội, thể hiện vai trò xã hội của Nhà nớc, bản chất và tính u việt của Nhà nớc xã hội chủ nghĩa. Việc điều chỉnh đó phải đợc tiến hành trong mối liên hệ đồng bộ với các chức năng nhà nớc khác và phải đảm bảo tính khả thi.

Giữ vững định hớng xã hội chủ nghĩa, vận dụng các hình thức và phơng pháp quản lý kinh tế thị trờng để phát triển kinh tế, bảo vệ lợi ích và không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân là mục tiêu đồng thời là biện pháp để giải quyết vấn đề này.

Một phần của tài liệu chức năng xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (Trang 139 - 145)