Chính sách xã hội và xây dựng chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu chức năng xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (Trang 69 - 72)

- Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

2.2.1.1. Chính sách xã hội và xây dựng chính sách xã hộ

Các Mác đã chỉ ra rằng: trong bất kỳ xã hội nào cũng có "những công việc chung" nảy sinh từ chính sự tồn tại, phát triển, từ việc tổ chức và sinh hoạt của toàn bộ cộng đồng mà ở đó, chủ yếu và trớc hết là các vấn đề xã hội. Xã hội càng phát triển, các vấn đề xã hội càng phức tạp hơn. Với vai trò là trung tâm quản lý các công việc của đời sống xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nớc phải xây dựng và thực thi các chính sách xã hội.

ở tầm khái quát nhất, chính sách xã hội luôn gắn với một chế độ chính trị - xã hội nhất định, luôn phản ánh ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Tuy nhiên, bởi có những vấn đề xã hội của từng chế độ chính trị - xã hội khác nhau, cũng có những vấn đề xã hội mang tính chất chung nên mỗi chế độ xã hội, mỗi thời đại đều có sự thay đổi chính sách xã hội cho phù hợp với điều kiện lịch sử, đồng thời cũng có thể có sự kế thừa, phát triển những chính sách xã hội của chế độ trớc ở một mức độ nhất định.

Theo ngôn ngữ thông thờng sử dụng trong đời sống xã hội, "chính sách" đợc hiểu là các chủ trơng, biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội [31, tr. 368]. Chính sách xã hội là sự thể chế hóa, cụ thể hóa đờng lối, chủ trơng giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những t t- ởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo phù hợp với bản chất chế độ chính trị - xã hội, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung, của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con ngời, điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con ngời với con ngời, giữa con ngời với xã hội [60, tr. 11].

Chính sách xã hội đợc xác lập bởi nhiều chủ thể nhng trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến chính sách xã hội của Nhà nớc, trên cơ sở đó để xác định vai trò và mối liên hệ giữa chính sách xã hội và chức năng xã hội, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chức năng xã hội của Nhà nớc.

Chính sách xã hội là một loại chính sách đặc thù trong hệ thống các chính sách của Nhà nớc ta, là hệ thống các chủ trơng và biện pháp do Nhà nớc đề ra và đảm bảo thực hiện nhằm giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề xã hội theo hớng xác lập và bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm quyền con ngời và bảo đảm an toàn xã hội cho công dân. Chính sách xã hội thể hiện bản chất nhà nớc, thể hiện các phơng hớng hoạt động của Nhà nớc và các phơng thức, biện pháp thực hiện chúng trong quá trình Nhà nớc tác động, can thiệp vào lĩnh vực xã hội của đời sống xã hội.

Về nội dung, chính sách xã hội là một hệ thống các chính sách bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Với quan điểm con ngời là trung tâm của các chính sách xã hội và việc xây dựng, thực hiện các chính sách xã hội nhằm mục đích vì con ngời, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã nêu rõ: "Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con ngời: điều kiện lao

động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc...". Nh vậy, chính sách xã hội của Nhà nớc ta từ chỗ chỉ đợc

hiểu nh là chính sách trợ giúp xã hội với những gia đình có công với cách mạng, thơng binh, gia đình liệt sĩ, ngời cô đơn, tàn tật, đã đợc hiểu ở phạm vi rộng hơn, là những biện pháp đợc Nhà nớc thể chế hóa, bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống con ngời, điều hòa các lợi ích trong xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội nóng bỏng, bảo đảm sự ổn định và phát triển theo hớng tiến bộ; tác động đến tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong nớc và kiều bào ở nớc ngoài nhằm mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thu hút và khuyến khích sự đóng góp của họ trong công cuộc xây dựng đất nớc.

Chính sách xã hội của Nhà nớc ta luôn là sự cụ thể hóa đờng lối chính sách của Đảng cộng sản và thực chất là chính sách đối với con ngời, tác động

đến mọi mặt của đời sống con ngời, nhằm hớng tới mục đích cao nhất là thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Cơng lĩnh của Đảng ta đã chỉ rõ: "Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con ngời là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội" [26, tr.13]. Vì vậy, chính sách xã hội có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc.

Khác với chính sách xã hội của các chủ thể khác, các chính sách xã hội của Nhà nớc chủ yếu đợc thể hiện dới hình thức pháp lý. "Chính sách xã hội bao gồm các biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật" [82, tr. 45].

Theo chúng tôi, chính sách xã hội vừa là nội dung vừa là phơng thức

thực hiện chức năng xã hội của Nhà nớc. Chức năng xã hội của Nhà nớc chi

phối đến việc hình thành các chính sách xã hội: Nhà nớc hoạch định và thực thi các chính sách xã hội tơng ứng với các vấn đề xã hội Nhà nớc quan tâm. Chính sách xã hội thể hiện những phơng hớng và biện pháp mà Nhà nớc sẽ tác động, điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội (lao động việc làm, phân phối thu nhập, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội...) để tạo ra sự phát triển bình thờng trong xã hội. Trên cơ sở các chính sách xã hội đã đợc hoạch định, Nhà nớc tiếp tục thể chế hóa thành pháp luật - công cụ quan trọng và không thể thiếu để Nhà nớc quản lý xã hội.

Vì thế, việc đổi mới chính sách xã hội thực chất là đổi mới về nội dung và phơng thức thực hiện chức năng xã hội của Nhà nớc, góp phần thực hiện mục tiêu vì con ngời, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hoàn thiện Nhà nớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, hệ thống chính sách xã hội của Nhà nớc ta phát triển khá toàn diện, trở thành phơng thức quan trọng để điều tiết, kiểm soát và giải quyết các vấn đề xã hội nhng cũng còn một số hạn chế: do cha thật sự đảm bảo tính chiến lợc tổng thể nên các chính sách xã hội thờng cha đủ để điều tiết các vấn đề xã

hội, phải bổ sung nhiều lần, dẫn đến hiện tợng chắp vá, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn; nhiều chính sách xã hội lạc hậu so với tình hình thực tế, cha tính hết các mối quan hệ cơ bản, cha thật sự đảm bảo đợc nguyên tắc công bằng, nhất là mối quan hệ giữa các đối tợng của chính sách hoặc giữa các khu vực, các thành phần kinh tế; do hậu quả của cơ chế cũ nên nhiều khi nội dung chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội cha đợc đổi mới một cách đồng bộ phù hợp với cơ chế mới.

Một phần của tài liệu chức năng xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w