HÌNH 3.2: sơ Đổ XÂY DỤNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 153 - 158)

- Ngày 1/5/2003, Hiệp định Dệt may Việt nam Hoa kỳ bắt đầu có hiệu lực triển khai thực hiện Theo Hiệp định này, Việt nam bị phía Hoa kỳ áp đ ạt hạn ngạch

HÌNH 3.2: sơ Đổ XÂY DỤNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

Nguồn: Philip Kotler. (1997), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê, H à nội.

Doanh nghiệp cũng cần phải xác định được rõ vị trí cạnh tranh của mình tại từng thị trưầng, thông qua các tiêu chí m à marketing quốc tế đã phân thành 4 nhóm

dưới đây, để từ đó đề ra những chiến lược xuất khẩu thích hợp, hiệu quả cho mỗi thị

trưầng:

Nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường: Là những doanh nghiệp có thị phần lớn, có quyền lực và ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp khác về các phương

diện như giá cả, chất lượng sản phẩm, mạng lưới tiêu thụ.

Nhóm những doanh nghiệp chấp nhận cạnh tranh: Gồm các doanh nghiệp

Nhóm các doanh nghiệp đang theo đuổi: Là những doanh nghiệp đang

muốn duy trì, giữ vững thị phần của mình, không muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Nhóm các doanh nghiệp dấu mình trên thị trưởng: Là những doanh nghiệp m à sản phẩm của họ đáp ứng nhu cầu của những đoạn thị trường nhỏ. H ọ không là

đối tượng cạnh tranh của những doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường. [44] Sự phân loại doanh nghiệp theo vị trí cạnh tranh này chể áp dụng cho những thị trường riêng biệt chứ không áp dụng cho mọi thị trường nói chung. M ộ t doanh nghiệp có thể ỏ vị trí dẫn đầu trên thị trường này, nhưng lại ở vị trí dấu mình trên thị

trường khác. Vì thế các doanh nghiệp dệt may Việt nam khi tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình vào thị trường Hoa kỳ cần phải xác định được thực chất khả năng, vị trí của mình trong các vấn đề:

- Xác định từng thị trường tiêu thụ mục tiêu (thị trường ngách), thị phần hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp và của các đối thủ cạnh tranh.

- Năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp và nhu cầu khách hàng. - Các yếu tố môi trường liên quan trực tiếp và gián tiếp.

Để từ đó sử dụng thích hợp các chiến lược cạnh tranh khác nhau cho những hoạt động kinh doanh khác nhau, nhằm bảo vệ và tăng cường vị trí của mình trên mỗi thị trường mục tiêu. Sau đây là cụ thể hoa của các chiến lược cạnh tranh cơ bản:

4. Nâng cao khả năng canh tranh báng chất lương sản phẩm

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau năm 2005 khi ATC hết hiệu lực, thị phần của mỗi nước xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đố i với hàng dệt may, các biện pháp cạnh tranh "Phi giá cả"

trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng hoa, đây là một trong các yếu tố quyết định trong cạnh tranh.

Hoa kỳ là thị trường "Khó tính", đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng tại đây có khả năng thanh toán cao, nên yếu tố chất lượng và thương hiệu sản phẩm được đặc biệt coi trọng. Có thể xác định rằng, những chủng loại sản phẩm dệt may của Việt nam được người tiêu dùng Hoa kỳ ưa chuộng là đại bộ phận các cát bị Hoa kỳ áp đặt hạn ngạch và một số cát không bị áp đặt hạn ngạch, trong đó

đặc biệt các cát "Nóng" như: 334/335; 338/339; 340/640; 347/348; 359/359S và 647/648 được tiêu thụ mạnh tại Hoa kỳ. Đây chính là những chủng loại sản phẩm m à Việt nam có khả năng cạnh tranh mạnh và mở rộng thị phần tại Hoa kỳ, đặc biệt là sau khi Việt nam trở thành thành viên của WTO. Tuy nhiên những chủng loại này thì nhiều nước cũng có thế mạnh, nên các doanh nghiệp dệt may cần phải luôn tìm mọi biện pháp đố nâng cao chất lượng sản phẩm. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm:

- M ọ i sản phẩm dệt may đều phải được sản xuất trên một hệ thống quản lý chất lượng đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000. Điều này có nghĩa là từ khâu đầu vào của nguyên liệu đến khâu đầu ra của sản phẩm đều phải được quản lý và kiốm soát nghiêm ngặt trong một quy trình tiêu chuẩn đạt chất lượng quốc tế và thỏa mãn các điều kiện về môi trường, vệ sinh công nghiệp và các tiêu chuẩn về lao động. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng đáp ứng theo Hệ thống tiêu chuẩn về lao động SA 8000, tiêu chuẩn này được quy định rất chặtchẽ trong hệ thống luật pháp của Hoa kỳ. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt nam khi xuất khẩu hàng hóa vào Hoa kỳ đều phải biết và tuân thủ. Sẽ không có cơ quan nào của Hoa kỳ nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình theo các tiêu chuẩn của SA 8000, nhưng nếu bất kỳ nhà xuất khẩu nào bị buộc tội không tuân thủ các SA 8000 thì sẽ rất rắc rối với pháp luật. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt nam, vì thói quen lách luật, thiếu tự giác khi thực hiện luật ở Việt nam. Nếu thực hiện tốt SA 8000 sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa kỳ vì được luật pháp Hoa kỳ

khuyến khích và phù hợp với quan niệm, mong muốn của người tiêu dùng Hoa kỳ. - Cần nhanh chóng nhập khẩu những công nghệ thiết bị dệt may tiên tiến nhất hiện nay của thế giới phục vụ tốt cho các công đoạn như: in, nhuộm và hoàn tất sản phẩm. Nên nghiên cứu nhập khẩu nguồn nguyên liệu vải mộc từ các nước có sẵn như: Ấn Độ, Pakistan... từ đó sản xuất ra những sản phẩm vải cao cấp đáp ứng cho nhu cầu của ngành may. Đây là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh về mặt chất lượng cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam tại thị trường Hoa kỳ. Hơn nữa việc Việt Nam sản xuất được những loại vải cao cấp, có nhiều tổ hợp

sản xuất lớn công nghệ hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế sẽ thúc đẩy các hãng lớn của Hoa kỳ với những thương hiệu nổi tiếng đến đặt hàng với số lượng lớn và lâu dài theo hình thức mua FOB.

Điều này không những làm cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thu

được lợi nhuận cao hơn nhiều so với gia công xuất khẩu, có điều kiện tái đầu tư mị

rộng sản xuất... m à còn nâng cao năng lực cạnh tranh và mị rộng thị trường tiêu thụ tại Hoa kỳ, từng bước tạo được tên tuổi, uy tín vững chắc cho các sản phẩm dệt may mang thương hiệu Việt Nam thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và đủ sức cạnh tranh tại Hoa kỳ. Đây chính là cơ sị để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thay đổi chiến lược xuất khẩu của mình, từ cạnh tranh đơn thuần bằng nguồn lao động rẻ sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng (cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ), thông qua việc đem lại cho khách hàng Hoa kỳ hàm lượng giá trị cao hơn trong mỗi đơn vị sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Muốn vậy mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn những sản phẩm nào của mình có khả năng cạnh tranh cao, sau đó chuyển dịch và tập trung chuyên m ô n hoa sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng vượt trội, đa

tính năng. Kết hợp với việc xây dựng, tạo uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp

và nhãn hiệu sản phẩm, tăng cường khả năng đáp ứng nhanh các lô hàng (lớn hay nhỏ) có yêu cầu thời gian giao hàng ngắn, nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng Hoa kỳ.

- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật m à bên đặt hàng cung cấp về m ã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì...

Ví dụ hệ thống quản lý chất lượng hàng xuất khẩu của Đài loan kiểm tra bằng cách phân các doanh nghiệp theo các nhóm:

* N h ó m phải kiểm tra đột xuất (nhóm A). * N h ó m kiểm tra định kỳ (nhóm B). * N h ó m kiểm tra bắt buộc (nhóm C).[58]

Việc phân loại trên có sự điều chỉnh giữa các nhóm theo kết quả kiểm tra thực tế từng giai đoạn. Đây có thể là một kinh nghiệm tốt m à các doanh nghiệp

cũng như các cơ quan kiểm định chất lượng hàng hoa của Việt nam nên tham khảo, áp dụng trong công tác kiểm tra chất lượng hàng dệt may xuất khẩu.

- Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm còn bao gồm cả chất lượng tiêu chuẩn của bao bì đóng gói, điều kiện môi trường đóng gói (như: môi trường tự nhiên trong sạch hay môi trường chân không) cùng những phụ kiện kèm theo (như: bìa độn, ghim cài, vỏ bửc nilon) và phương tiện vận tải thích hợp đảm bảo chất lượng sản phẩm trong mửi điều kiện môi trường. Ngày nay xu hướng của người tiêu dùng khi mua sản phẩm dệt may là có thể sử dụng được ngay, không phải giặt là lại (kể cả đồ lót).

Điều này đòi hỏi nhà sản xuất phải đảm bảo cho sản phẩm của mình phải thoa mãn mửi yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, y tế và phải tiến hành đóng gói trong điều kiện chân không để sản phẩm khi sử dụng lần đầu không bị hằn những nếp gấp. Hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt nam chưa có điều kiện áp dụng công nghệ đóng gói trong môi trường chân không, nhưng trước mắt phải thoa mãn tốt nhất những tiêu chuẩn trên. Bởi lẽ chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại bất cứ thị trường nào (nội địa hay quốc tế), do vậy muốn đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị phần tại Hoa kỳ thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là

điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp dệt may Việt nam.

- Trong tương lai các doanh nghiệp cần phấn đấu xuất khẩu theo điều kiện CIF, chủ động trong thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, nhằm tránh rủi ro tổn thất và không bị suy giảm chất lượng sản phẩm. Đây là biện pháp để đảm bảo yêu cầu về

thời hạn giao hàng nhanh. Phải nhận thức rằng, việc giao hàng đúng thời hạn là yêu cầu rất quan trửng với sản phẩm dệt may. Bởi vì việc này không những đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm, m à còn đáp ứng được yếu tố thời vụ và thời trang, đây cũng là

những yếu tố nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của loại sản phẩm này. Vì vậy doanh nghiệp cần chủ động trong vận chuyển, bốc dỡ hàng hoa, nên đặt các cơ sở sản xuất ở các khu vực thuận tiện cho giao hàng xuất khẩu. Cần thấy rằng, một trong những yếu tố cơ bản để hàng dệt may Việt nam bước đầu được đánh giá cao trên thị

trường Hoa kỳ là uy tín về giao hàng đúng hạn, thị trường Hoa kỳ đòi hỏi rất khắt khe về điều khoản này. Hàng dệt may Việt nam xuất khẩu sang Hoa kỳ phải cạnh

ít-

gần, điều kiện vận tải tốt, cũng như các ưu đãi về thủ tục nhập cảnh, do vậy giữ được uy tín về giao hàng đúng hạn là nhiệm vụ khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt nam nhưng vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 153 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)