Phương thức Xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 49 - 50)

- Thứ hai là người tiêu dùng tìm kiếm lợi ích gì khi quyết định mua hàng Phân loại thị trường dựa trên tiêu thức tìm kiếm lợi ích được coi là nhân tố tạo cơ sỏ

Phương thức Xuất khẩu

Đây là phương thữc đơn giản nhất và phổ biến nhất để thâm nhập thị trường nước ngoài. Tuy nhiên để có thể bán được hàng hoa ở nước ngoài, các nhà xuất khẩu chuyên nghiệp phải có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cữu thị trường, hiểu biết các luật lệ, quy chế thương mại, quy định hải quan của nước đối tác, nhu cầu của khách hàng và phải hoạch định một chiến lược marketing thích hợp. V ớ i những doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu mang tính chất thụ động, tữc là chỉ tiến hành xuất khẩu khi có nhu cầu (bán nốt số hàng còn lại) thì không nhất thiết phải có nhiều nỗ lực như vậy.

Có hai hình thữc xuất khẩu được nhiều doanh nghiệp sử dụng:

Xuất khẩu trực tiếp: Với hình thữc này, doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách bán trực tiếp thông qua các lực lượng bán hàng do doanh nghiệp tự tổ chữc. Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh trực tiếp sẵn có trong nước hoặc xây dựng thêm, hoặc thiết lập các đại diện hay chi nhánh ở nước ngoài. Những chi nhánh này thuê các chuyên gia nước ngoài, hoặc các chuyên gia của nước sở tại để nghiên cữu và thực thi các giải pháp bán hàng trực tiếp cho các khách hàng tại thị trường xuất khẩu. Hình thữc này có những bất lợi nhất định, chẳng hạn doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn, và có thể gặp những rủi ro khó dự tính do những đặc thù ở thị trường mới.

Xuất khẩu uy thác. tữc là doanh nghiệp bán hàng thông qua dịch vụ của những người trung gian, đó là các kênh phân phối quốc t ế độc lập. V ớ i hình thữc này doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro và không phải đầu tư nhiều vốn để

xây dựng các kênh phân phối riêng. Tuy nhiên doanh nghiệp phải chia sẻ lợi nhuận cho các kênh phân phối quốc tế độc lập. Cần lun ý rằng các kênh phân phối này có rất nhiều lợi thế, vì họ hiểu biết khá đầy đủ về các đặc điểm của thị trưụng, của các khách hàng quốc tế.

Việc lựa chọn hình thức xuất khẩu nào là tuy thuộc vào chiến lược kinh doanh và thực lực của doanh nghiệp. Thông thưụng, hình thức xuất khẩu ủy thác được vận dụng phổ biến, nhất là trong các trưụng hợp xâm nhập thị trưụng mới có nhiều biến động và các doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính. Các doanh nghiệp lớn hoặc các cồng ty đa quốc gia sử dụng cả hai loại hình thức này để chiếm lĩnh thị trưụng quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)