- Ngày 1/5/2003, Hiệp định Dệt may Việt nam Hoa kỳ bắt đầu có hiệu lực triển khai thực hiện Theo Hiệp định này, Việt nam bị phía Hoa kỳ áp đ ạt hạn ngạch
BẢNG 2.14 THUÊ NHẬP KHAU Đối VỚI MỘT số SẢN PHẨM DỆT MAY
3.2 CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MARKETING Quốc TẾ NHẰM ĐAY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ
MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ
Để không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang Hoa kỳ, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu xuất khẩu vào thị trường này m à Chiến lược Tăng tốc Phát triển Ngành Dệt may Việt nam đã đề ra cho thời kỳ đến năm 2010, xuất phát từ mục đích nghiên cứu cịa đề tài, các giải pháp trong Luận án được xây dựng trên cơ sở vận dụng marketing quốc tế nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Quan điểm, phương hướng và biện pháp vận dụng marketing quốc t ế cịa Luận án được căn cứ trên cơ sở những nguyên lý cơ bản cịa marketing quốc tế trong các công tác nghiên cứu tổng quan các yếu tố môi trường và dự báo nhu cầu cịa thị trường Hoa kỳ, xác định thị hiếu khách hàng, bối cảnh cạnh tranh, hệ thống phân phối và các yếu t ố ảnh hưởng tại thị trường Hoa kỳ cùng những vận hội và thách thức...Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng, triển vọng cịa Ngành Dệt may Việt nam và cịa các doanh nghiệp dệt may. Từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang Hoa kỳ, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu xuất khẩu m à Chiến lược "Tăng tốc" đã đề ra đối với thị trường này đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Việc vận dụng marketing quốc t ế được cụ thể hoa qua những giải pháp sau:
Ị. X á c đinh thi trường m ú c tiêu và xây dưng chiến lược xuất khẩu
Thị trường tiêu thụ hàng dệt may tại Hoa kỳ bao gồm các dải thị phần trải
rộng từ thấp cấp đến cao cấp nhất, với những kênh phân phối và yêu cầu đẳng cấp
chất lưọng, giá cả sản phẩm cũng rất khác nhau. Đố i với đại bộ phận người tiêu
dùng Hoa kỳ có thu nhập thấp thì họ sẩn sàng mua sản phẩm tại các cửa hàng bình dân của người Hoa kỳ, Ấn độ /Trung quốc..Ở các cửa hàng này, hàng hóa không cần nhãn hiệu, chỉ cần họp thời trang, thời vụ và giá rẻ. Đố i với người tiêu dùng có
thu nhập từ trung bình trở lên thì đã bắt đầu chú ý đến nhãn hiệu sản phẩm và
thương hiệu với đẳng cấp và giá cả trung bình. Phần lớn họ mua hàng tại các siêu thị bình dân, siêu thị giảm giá hoặc siêu thị bán buôn như: Wal-mark, K-mark, Cosco... Những người có thu nhập trung bình cao thì chọn các nhãn hiệu cao hơn như: JC Penny, Macy's, The Limited... N h ó m người có thu nhập khá hơn thì chọn các cửa hàng collection hoặc siêu thị cao cấp với các nhãn hiệu có đẳng cấp cao như: Fifth Avenue, Liz Claibone...Còn nhóm người thu nhập cao thường chọn những nhãn hiệu cao cấp hoặc cửa hàng thời trang đặc biệt có thể thiết k ế và may đo riêng. [1]
Do vậy, tùy theo sở trường và khả năng của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp dệt may Việt nam cần lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm của mình tại Hoa kỳ, trên cơ sở thực hiện có hệ thống các công tác nghiên cứu thị trường m à marketing quốc tế đã chỉ ra để xác định đâu là thị trường tiêu thụ tối ưu sản phẩm của doanh nghiệp ? Đ ó là thị trường đại chúng có thu nhập thấp, hay thị trường tiêu
thu có thu nhập trung bình, trung bình cao hoặc cao cấp ? Đố i với thị trường đại
chúng thì giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định cho sự thành công của chiến lưọc tiếp thị. Còn đối với thị trường có thu nhập trung bình và trung bình cao trở lên thì yếu tố quyết định lại là nhãn hiệu sản phẩm, đẳng cấp chất lưọng và khả năng đáp ứng nhanh của mỗi doanh nghiệp...sau đó doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiến
lưọc xuất khẩu, lựa chọn phương thức thâm nhập và đưa ra những quyết định thích
ứng với khả năng của mình và đặc điểm của từng thị trường thông qua các chính
sách: sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó doanh nghiệp