- Ngày 1/5/2003, Hiệp định Dệt may Việt nam Hoa kỳ bắt đầu có hiệu lực triển khai thực hiện Theo Hiệp định này, Việt nam bị phía Hoa kỳ áp đ ạt hạn ngạch
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
3.1.2.2 Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang Hoa kỳ đến năm 2010:
năm 2010:
Theo mục tiêu phấn đấu do Chính phủ đề ra, Việt nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO trong năm 2005. Nếu điều này sớm thành hiện thực, sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa kỳ trong thời kỳ đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Bởi vì khi đã trở thành thành viên của WTO, Ngành Dệt may Việt nam có nhiều thuận lợi trong việc kêu gọi nguần vốn lớn từ đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy m ô sản xuất lớn cả hai lĩnh vực dệt và may mặc, tăng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước phục vụ cho sản phẩm xuất khẩu thông qua việc phát triển mạnh vùng nguyên liệu và sản xuất nguyên phụ liệu...Hơn nữa khi đã là thành viên của WTO, hàng dệt may Việt nam xuất khẩu sang Hoa kỳ sẽ đương nhiên không còn bị áp đặt hạn ngạch (về lý thuyết), được cạnh tranh bình đẳng trước tất cả các sản phẩm xuất khẩu của các quốc gia tại thị trường này. Hiện nay Việt nam đã nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 8 sang Hoa kỳ, những năm qua kim ngạch xuất khẩu vào Hoa kỳ đã đạt mức tăng trưởng đột biến, các doanh nghiệp dệt may Việt nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu về số lượng hàng lớn, thời gian giao hàng nhanh, chất lượng, giá cả sản phẩm được người tiêu dùng Hoa kỳ chấp nhận. Bước đầu một số sản phẩm mang thương hiệu Việt nam đã được tin dùng và đã tạo lập được thị trường tại Hoa kỳ, trong khi đó các chủng loại sản phẩm bị Hoa kỳ áp đặt hạn ngạch chỉ chiếm
khoảng 7 0 % năng lực sản xuất của Việt nam cho riêng thị trường này...Qua phân tích trên có thể khẳng định rằng, khi đã gia nhập WTO chắc chắn trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang Hoa kỳ sẽ tăng rất mạnh. Ví dụ như Trung quốc sau khi gia nhập WTO, k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này sang Hoa kỳ năm 2003 đạt 11.609 triệu USD, tăng 33,7% so với năm 2002 và năm 2004 đạt 14.560 triệu USD, tăng 25,4% so với năm 2003. Đặc biệt là sau khi ATC hết
hiệu lực, k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung quốc sang Hoa kỳ tăng trưởng rất mạnh, riêng tháng 1/2005 đạt 1.550 triệu USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2004. [67]
Căn cứ vào những phân tích trên, cùng với việc vận dụng các phương pháp dự báo trong marketing quốc tế, có thể dự báo triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang Hoa kỳ thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2010 sẽ tăng bình quân 10%/năm, đạt kim ngạch xuất khẩu khoỗng 5.200 triệu USD đến năm 2010.