Công ty may Nhà bè

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 119 - 126)

- Ngày 1/5/2003, Hiệp định Dệt may Việt nam Hoa kỳ bắt đầu có hiệu lực triển khai thực hiện Theo Hiệp định này, Việt nam bị phía Hoa kỳ áp đ ạt hạn ngạch

4.Công ty may Nhà bè

Những năm qua, Công ty May Nhà bè (NHABECO) do đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu nhu cầu của từng thị trường nên đã mở rộng được thị trường xuất khẩu sang các nước như: Hoa kỳ, châu Âu, Nhật bản và những khu vực thị

trường mới có nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó Công ty đẩy mạnh việc đầu tư phát

triển nguồn nhân lực, nâng cao công tác quản lý, đầu tư đỗi mới thiết bị công nghệ hiện đại và đồng bộ, đồng thời tỗ chức lại sản xuất phù hợp với thị trường theo

giá trị cao, liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân 35%/năm. Chính vì đặc biệt coi trọng công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu, vận dụng đúng đắn các nguyên lý của marketing - mix vào các lĩnh vực quản lý chất lưộng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm về chất lưộng và giảm giá thành sản xuất, nên ngay trong năm 2002, Công ty đã đạt mức doanh thu đột biến lên 425 tỷ đồng, tăng hơn 1 9 0 % so với năm 2001 (trong đó xuất khẩu chiếm hơn 9 0 % ) , lãi 12,5 tỷ đồng. N ă m 2004, Công ty đã đạt tổng doanh thu trên 600 tỷ đồng, tâng hơn 175 tỷ đồng so với năm 2003, lãi khoảng 15 tỷ đồng.

Nhắm duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của mình, với tôn chỉ cạnh tranh bằng chất lưộng và giá cả, trong những năm gần đây, NHABECO đã đầu tư lớn cho việc hiện đại hoa đồng bộ tất cả các dây chuyền sản xuất, từ khâu cắt may đến hoàn thành sản phẩm với trên 9 0 % tổng số máy, thiết bị chuyên dùng đều thuộc thế hệ tiên tiến do các nước cónền công nghiệp phát triển chế tạo, cung ứng và chuyển giao công nghệ. N ă m 2003 và năm 2004, Công ty đã đầu tư hơn 194 tỷ đồng vào các dự án mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. M ộ t loạt xí nghiệp may hàng chất lưộng cao phục vụ xuất khẩu (gần 1 0 0 % tổng số sản phẩm xuất xưởng) đã và đang hoạt động tốt.

Nếu như năm 1998, NHABECO có 8 xí nghiệp thành viên với trên 2.400 máy móc, thiết bị và 2.956 lao động, thì hiện nay Công ty đã có 17 xí nghiệp thành viên với gần 6.000 thiết bị chuyên dùng hiện đại và hơn 6.500 lao động. Riêng 3 xí nghiệp chuyên may bộ đồ Veston xuất khẩu đều đưộc trang bị máy, công nghệ hiện đại và thực hiện các quy trình kỹ thuật của châu Âu, Nhật Bản và Hoa kỳ. Nhiều khách hàng ở các nước này muốn hộp tác đầu tư với Công ty nhằm mỏ rộng sản xuất, nâng cao sản lưộng bộ đồ Veston cao cấp để đáp ứng cho thị trường nước mình. Bên cạnh đó NHABECO còn chủ động liên doanh với 5 công ty nước ngoài và trong nước, thực hiện nhiều hình thức hộp tác với các địa phương như: Bảo Lộc, Đà Lạt, Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hoa...bằng viêc đầu tu máy, thiết bị công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến để phát triển nghề may xuất khẩu, tận dụng nguồn lao động dổi dào nhằm tăng mạnh lưộng hàng xuất khẩu với chất lưộng quốc tế, giá cả cạnh tranh và ngày càng mở rộng hệ thống tiêu thụ tại thị

trường nước ngoài. NHABECO còn đầu tư phần mềm cho quản lý nghiệp vụ ngành may áp dụng trong tất cả các phòng, ban của Công ty để đẩy nhanh tốc độ thông tin trong các công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất và công tác đàm phán bán hàng theo phương thức FOB. Hiện nay với các hệ thống máy, thiết bị, công nghệ có trình độ chính xác và tợ động hoa cao hơn hẳn trước, đồng thời áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và các tiêu chuẩn khác, NHABECO đã chuyển mạnh từ may gia công xuất khẩu là chủ yếu, sang mua nguyên liệu bán sản phẩm , tăng tỷ lệ nội địa hoa hàng may xuất khẩu. Có thể thấy, trước năm 2000 doanh thu bán hàng theo phương thức FOB của Công ty chỉ đạt 11,9 tỷ đổng, năm 2002 đã tăng lên 270 tỷ đồng, năm 2004 đã vượt trên 350 tỷ đồng.

Nhờ luôn lắm được nhu cầu của từng thị trường, từ đó tăng nhanh năng lợc sản xuất với máy móc hiện đại, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, tay nghề công nhân được nâng cao, NHABECO đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm chất lượng tốt, mẫu m ã đẹp, hợp thời trang nên đã khẳng định được chỗ đứng tại thị trường các nước có thu nhập cao, sức mua lớn nhưng khó tính. Riêng thị trường Hoa kỳ, E Ư và Nhật Bản đã và đang tiêu thụ 8 0 % tổng số hàng xuất xưởng của Công ty.

NHABECO hiện là doanh nghiệp có đủ khả năng thợc hiện được các hợp đồng đặt hàng có giá trị lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian gấp. Cho đến nay, Công ty là doanh nghiệp may duy nhất ỏ nước ta có 2 xí nghiệp chuyên may bộ đồ Veston với kỹ thuật phức tạp, chất lượng tốt, sắp tới sẽ đầu tư thêm một xí nghiệp nữa vào hoạt động với tổng công suất từ 1.800 đến 2.000 bộ/ngày, xuất khẩu trợc tiếp sang thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ theo hợp đồng đặt hàng của các công ty lớn, NHABECO đã trở thành doanh nghiệp có uy tín về k i n h doanh hàng may mặc cao cấp trên thế giới. Không những vậy, Công ty còn tăng nhanh sản lượng các chủng loại áo sơ m i đẳng cấp cao được nhiều khách hàng mến mộ, giành được nhiều hợp đồng có giá trị lớn về áo jacket, bộ đồ thể thao, quần áo trượt tuyết, các loại quần âu, các loại áo quần thun, T-shirt, pullover, hàng thời trang, quần áo chuyên dùng, các loại áo blouse...

Bên cạnh đó, với mục tiêu đảm bảo thường xuyên việc giao hàng đúng hạn, đủ số lượng, chủng loại theo đơn đặt hàng của khách, NHABECO đã bước đầu vận

dụng khái niệm Phản ứng nhanh trong sản xuất hàng dệt may hiện đại, chuyên môn hoa việc tổ chức 4 xí nghiệp chuyên may áo quần các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, 4 xí nghiệp chuyên may hàng xuất khẩu sang các nước thuộc EƯ, 6 xí nghiệp thành viên và 4 xí nghiệp liên doanh chuyên may các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ, 3 xí nghiệp chuyên may hàng xuất sang thị trường mới và các nước khác. Trong trường hểp cần thiết, Công ty tập trung huy động lực lưểng của tất cả các xí nghiệp thành viên và hểp tác với các xí nghiệp địa phương để thực hiện kịp thòi, dứt điểm các hểp đồng lớn của khách, nên đã giữ vững đưểc chữ tín với khách hàng và chớp đưểc thời cơ thâm nhập nhanh đưểc vào thị trường mới có sức mua lớn. Nhờ vậy trong suốt mấy năm gần đây, Công ty đã luôn xuất khẩu sang Hoa kỳ hơn 5 0 % tổng số sản phẩm xuất xưởng, đáp ứng kịp thời đơn đặt hàng của các công ty lớn mạnh như: Nike, Columbia, JC Penny, Haggar, Alfredunner...với sản lưểng hàng bán FOB chiếm tới 95%, tỷ lệ nội địa hoa sản phẩm khá cao. K ế t quả này đã giúp Công ty bù đắp đưểc phần giảm sút của thị trường EU và Nhật Bản, giữ đưểc nhịp độ tăng trưởng cao.

Hơn nữa, đi liền với đầu tư đổi mới hiện đại hoa công nghệ sản xuất, NHABECO đã đặc biệt chú trọng thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, kỹ năng tiếp thị, nghiệp vụ ngoại thương, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có chuyên môn cao, nâng cao tay nghề cho công nhân, nhất là từ các tổ trưởng dây chuyền sản xuất trở lên. Vì vậy, NHABECO là doanh nghiệp đạt năng suất lao động vào loại cao trong tốp những doanh nghiệp dẫn đầu của Ngành Dệt may Việt nam. Đặc biệt, do có chiến lưểc đào tạo nhân lực đúng hướng và hiệu quả, NHABECO đã có đưểc đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường xuất khẩu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật vững vàng nghiệp vụ. Trong đó, có các phó tổng giám đốc công ty, giám đốc điều hành, trưỏng và phó các phòng, giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp, trưởng ca sản xuất...với tuổi đời rất trẻ, có kiến thức và nhiệt tình. Trong số này, trên 6 0 % đội ngũ các giám đốc xí nghiệp thành viên của Công ty hiện nay chỉ có tuổi đời từ 24 đến 30 tuổi, họ là những người có trình độ chuyên m ô n vững vàng, năng động sáng tạo và mẫn cán trong công việc.

T ó m lại, trên đây là một vài ví dụ về việc vận dụng marketing quốc tế của một số doanh nghiệp dệt may Việt nam, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới và những năm qua đã đạt được kết quả xuất khẩu rất khả quan. Các doanh nghiệp dệt may hiện nay đã thầc sầ chú trọng công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng nên đã lầa chọn được cho mình những thị trường xuất khẩu chủ lầc và tiềm năng. Với tôn chỉ nâng cao năng lầc cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu bằng chất lượng và giá cả, các doanh nghiệp đã từng bước tập trung đầu tư nghiên cứu lầa chọn công nghệ sản xuất hiện đại và đồng bộ, nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức sản xuất đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lầc cho đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề công nhân phù hợp với sản xuất công nghiệp lớn để tăng năng suất lao động, tích cầc sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước, đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp dệt, từng bước chuyển nhanh từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trầc tiếp ...nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng, giá cả và thòi gian giao hàng của các đối tác nhập khẩu, do vậy m à hiện nay nhiều chủng loại sản phẩm dệt may của Việt nam đã được người tiêu dùng tại các nước nhập khẩu tin dùng, thị phần ngày càng được mở rộng trên các thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã chủ động trong việc đầu tư mở rộng quy m ô sản xuất, tham gia liên kết chuỗi, nâng cao khả năng phản ứng nhanh, tăng cương xúc tiến thương mại, nghiên cứu mẫu mốt, tham dầ các hội chợ quốc tế, xây dầng vvebsite quảng cáo thương hiệu sản phẩm, từng bước phấn đấu thiết lập văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm...nhằm không ngừng mỏ rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm một cách bền vững. Có thể thấy, việc bước đầu vận dụng những nguyên lý của marketing quốc tế đã đem lại cho các doanh nghiệp dệt may Việt nam một sức sống mạnh mẽ, các doanh nghiệp đã từng bước phát triển phù hợp với xu hướng tầ do hoa thương mại hàng dệt may quốc tế và đã đạt được kết quả xuất khẩu rất khả quan, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế khả năng của mình và luôn thích ứng với những đặc thù của từng thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên thầc tế cho thấy, các doanh nghiệp mới chỉ bước đầu vận dụng marketing quốc tế trong công tác khảo xát, nghiên cứu, lầa chọn và đánh giá khái quát nhu cầu của thị trường xuất khẩu, tiến hành xúc tiến thương mại thông qua các

hội chợ quốc t ế hoặc qua Website của doanh nghiệp, nhằm tìm k i ế m những đối tác nhập khẩu nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiến hành đầu tư thiết bị hiện đại, áp dụng các tiêu chẩn quản lý chờt lượng, nhập khẩu nguyên phụ liệu...để sản xuờt

được những sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài, đáp ứng theo các yêu cầu của nhà nhập khẩu về: tiêu chuẩn chờt lượng, số lượng, chủng loại và thời gian giao hàng (hiện này tỷ lệ gia công xuờt khẩu còn chiếm hơn 6 0 % ) . Các doanh nghiệp cũng đã tận dụng tốt nguồn lao động rẻ và một phần nguyên phụ liệu trong nước, để nâng cao năng lực cạnh tranh về chờt lượng và giá cả cho sản phẩm xuờt khẩu, tỷ lệ hàng xuờt khẩu theo điều kiện FOB đang có xu hướng tăng khá, một số doanh nghiệp đã có nhãn hiệu sản phẩm được người tiêu dùng nước ngoài tin dùng, đã mở được văn

phòng đại diện tại các thị trường xuờt khẩu trọng điểm... Qua điều này cho thờy, hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt nam mới tiếp cận vận dụng được marketing xuờt khẩu (là một bộ phận của marketing quốc tế và có phạm vi hẹp hơn marketing quốc t ế ) . Bởi vì, khi vận dụng marketing quốc tế thì hoạt động của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở công tác nghìn cứu thị trường có hệ thống, có k ế hoạch m à còn phải nghìn cứu sâu vào những mảng nghiệp vụ khác nhau. Trên cơ sỏ những dữ liệu phân tích, doanh nghiệp sẽ đề ra một loạt các chiến lược, chính sách cụ thể, nhằm thâm nhập hiệu quả nhờt vào từng thị trường thông qua các hình thức như:

xuờt khẩu trực tiếp, liên doanh xuờt khẩu, thuê gia công xuờt khẩu, bán bản quyền thương hiệu, thiết lập hệ thống đại lý, chuyển giao công nghệ ...tại từng thị trường

nước ngoài. Hơn nữa việc vận dụng marketing - mix trong marketing quốc tế của doanh nghiệp mới chỉ chú trọng tập trung vào hai chính sách là: chờt lượng sản phẩm và giá cả, nhằm dành được những hợp đồng đặt hàng gia công xuờt khẩu hoặc bán hàng theo phương thức FOB cho đối tác nước ngoài, công tác đầu tư thực hiện chính sách phân phối và xúc tiến thương mại quảng cáo sản phẩm tại thị trường

nước ngoài rờt ít. Có thể nói, hiện nay gần như là chưa có doanh nghiệp dệt may Việt nam nào tiến hành đầu tư sản xuờt ra nước ngoài, xây dựng được hệ thống phân phối trực tiếp và tiến hành quảng cáo xúc tiến sản phẩm tại thị trường xuờt khẩu, hay buôn bán được thương hiệu sản phẩm của mình theo những phương thức m à marketing quốc tế đã chỉ ra. Do vậy, để hàng dệt may Việt nam luôn có khả năng

cạnh tranh mạnh mẽ tại từng thị trường quốc tế, k i m ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng cao và bền vững, thì việc vận dụng triệt để và hiệu qua các nguyên lý của marketing quốc tế là tất yếu. Bởi vì marketing quốc tế giúp cho doanh nghiệp luôn đứng vững và không ngừng lớn mạnh về nhiều mt trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dệt may quốc tế nói chung, cũng như thị trường Hoa kỳ nói riêng.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MARAKETING QUỐC TÊ NHAM ĐAY MẠNH XUẤT KHẨU H À N G DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 119 - 126)