Các chính sách thuế Quan của Hoa kỳ:

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 92 - 95)

- Thứ hai là người tiêu dùng tìm kiếm lợi ích gì khi quyết định mua hàng Phân loại thị trường dựa trên tiêu thức tìm kiếm lợi ích được coi là nhân tố tạo cơ sỏ

Các chính sách thuế Quan của Hoa kỳ:

Thuế quan sẽ là công cụ chủ yếu để Hoa kỳ, m à cụ thể là Hải quan Hoa kỳ sử dụng để thực thi chính sách và các luật liên quan điều chỉnh quan hệ thương mại giữa Hoa kỳ và Việt nam. Có hai loại thuế quan, thứ nhất là thuế quan theo Đạo luật Thuế quan có 3 hàng cột được quy định trong biểu thuế, các loại hàng hoa nhập khẩu vào thị trường Hoa kỳ theo luật thuế này không được hưởng quy chế Tối huệ

quốc ( MFN ). Thứ hai là các loại thuế đặc biệt không quy định trong biểu thuế được hải quan đưa ra trong từng trường hợp, nhằm thực thi một số đạo luật khác như :

Quy chế tối huệ quốc (MFN): Khi Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa kỳ có hiệu lực, hàng hoa xuẩt từ Việt nam sang Hoa kỳ được hưởng mức thuế MFN, là mức thuế quy định trong cột General trong biểu thuế của Hoa kỳ. Mức thuế này khoảng từ 0 - 3%. Bên cạnh đó, để hiểu rõ chính sách nhập khẩu của Hoa kỳ, cần nắm chắc hệ thống luật và quy tắc điều chỉnh quá trình nhập khẩu hàng hoa vào Hoa kỳ.

Luật Chế tài Thương mại: Luật Thương mại Hoa kỳ bao gồm một loạt các luật quy định các chế tài cụ thể khi hàng hoa nước ngoài được hưỏng một lợi thế không công bằng ở thị trường Hoa kỳ, hoặc khi hàng xuẩt khẩu của Hoa kỳ bị phân biệt đối xử ở thị trường nước ngoài. Hai luật phổ biến nhẩt mang tính chẩt chế tài để bảo vệ các ngành công nghiệp Hoa kỳ, khi hàng hoa của Hoa kỳ phải cạnh tranh không công bằng với hàng nhập khẩu là: Luật thuế đối kháng và Luật thuế chống phá giá. Hai luật thuế này quy định, điều chỉnh các hàng nhập khẩu, nếu bị phát hiện là xuẩt khẩu sang Hoa kỳ một cách không công bằng, sẽ phải chịu thêm một mức thuế nữa. cả hai luật này đều đưa ra những thủ tục tương tự về quy trình điều tra, đánh thuế, rà soát lại đối với hàng nhập khẩu và có thể mức đánh thuế thêm này sẽ được bãi bỏ sau một thời gian nhẩt định.

Luật thuế đối kháng: Quy định việc bảo vệ lợi ích cho ngành công nghiệp Hoa kỳ bằng cách tăng thuế nhập khẩu, trên cơ sở xem xét hàng nhập khẩu đó có được trợ giá bẩt hợp pháp hay không, việc bán những sản phẩm được trợ giá này đã hoặc sẽ gây thiệt hại đối với ngành sản xuẩt của Hoa kỳ, đặc biệt là nhà sản xuẩt các sản phẩm tương tự, hay ngăn cản sự ra đời của một ngành sản xuẩt mới của Hoa kỳ.

Luật thuế chống phá giá: Luật chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn Luật thuế đối kháng, xét về mặt kỹ thuật, thuế chống phá giá được đánh vào hàng nhập khẩu khi hàng nhập khẩu đó được xác định bán phá giá, hoặc sẽ bán phá giá tại Hoa kỳ với mức giá thẩp hơn giá trị thực của hàng hoa đó. Nguyên tắc tính mức phá giá là một trong những nguyên tắc thực thi phức tạp nhẩt trên thực tế, đòi hỏi quy trình điều tra tỷ mỉ và chính xác. Mức phá giá chủ yếu được xác định dựa trên sự so

sánh giữa giá trị bình thường với giá xuất khẩu. Do vậy, xác định chính xác haiyếu tố trên sẽ quyết định việc hàng hoa đó có bán phá giá hay không và phá giá bao nhiêu phần trăm . Việc xác định giá trị bình thường thường được dựa trên giá bán tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giá bán sang nước thả ba. Tuy nhiên, xét về mặt chính sách, Luật thuế chống phá giá của Hoa kỳ thể hiện một khía cạnh bảo hộ mói, đó là cân bằng các lợi thế tự nhiên của các nước xuất khẩu vào Hoa kỳ.

Để thực hiện Luật này, Bộ Thương mại Hoa kỳ sẽ phải điều tra xem liệu hiện tượng phá giá có xảy ra không. Sau đó, phải xác định liệu ngành công nghiệp của Hoa kỳ đó có phải đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, hay bị đe doa thiệt hại nghiêm trọng hay không. Hoặc liệu việc thành lập một ngành công nghiệp nào đó của Hoa kỳ có bị cản trở do hàng hoa nhập khẩu bán phá giá hay không.Nếu hai hay nhiều nước cùng bị điều tra để áp dụng thuế chống phá giá hoặc thuế đối kháng, thì luật pháp quy định rằng Bộ Thương mại Hoa kỳ phải đánh giá tổng cộng khối lượng và ảnh hưởng của những hàng nhập khẩu tương tự từ các nước đó (nếu những nước này cạnh tranh với nhau ) với các sản phẩm tương tự ở thị trường Hoa kỳ.

Luật pháp Hoa kỳ cũng quy định có thể bỏ qua đối với những hàng nhập khẩu có mảc trợ giá và phá giá từ 1 % đến 3 % giá trị hàng nhập khẩu, điều này tuy thuộc vào việc nước đó có tham gia hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ hay không, hoặc nước đó là nước đang phát triển, hoặc kém phát triển nhất thì có thể được miễn trừ. M ộ t số trường hợp miễn điều tra khác cũng được áp dụng cho các nước tham gia vào Sáng kiến của vùng lòng chảo Caribbean (CBI) và Israel.

Luật chống phá giá của Hoa kỳ cũng cho phép một ngành công nghiệp Hoa kỳ khiếu nại về hiện tượng phá giá ở các nước thả ba (vì việc này làm giảm sút kim ngạch xuất khẩu của Hoa kỳ vào các nước đó). Ngành công nghiệp nàysẽ đệ trình khuyến nghị lên Cơ quan Đạ i diện Thương mại Hoa kỳ (USTR), trong đó phải giải thích rõ vì sao việc phá giá này lại gây thiệt hại và yêu cầu USTR thực hiện các quyền lợi của Hoa kỳ theo các quy định của WTO. N ế u USTR xác định việc khiếu nại đó là có cơ sở hợp lý, cơ quan này sẽ thay mặt cho Chính phủ Hoa kỳ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ở nước thả ba có hành động chống lại việc bán phá giá hàng hoa đó.

Áp dụng điêu chỉnh đối với nhập khẩu: Điều 201 - 204 của Luật Thương mại Hoa kỳ năm 1974 cho phép Tổng thống có quyền hành động khi có sự gia tăng nhập khẩu hàng của một nước gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, hay đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với một ngành công nghiệp trong nước.Quyền này vẫn được áp dụng ngay cử khi hàng nhập khẩu được định giá một cách công bằng.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Điều 337 của Luật Thương mại Hoa kỳ được sử dụng để đối phó với những hàng nhập khẩu vi phạm về sở hữu trí tuệ. Điều này quy định những vi phạm bất hợp pháp về sở hữu trí tuệ như : bằng sáng chế có hiệu lực thi hành của Hoa kỳ, nhãn hiệu, bửn quyền hay sửn phẩm vi mạch bán dẫn đã đăng ký.

Điều 337 cấm các hình thức cạnh tranh, những hành động nhập khẩu và bán hàng không lành mạnh ở thị trường Hoa kỳ, gây tác động đe dọa hoặc có thể bóp chết hay gây thiệt hại nghiêm trọng cho một ngành công nghiệp của Hoa kỳ, hoặc có mưu đổ độc quyền thương mại tại Hoa kỳ. Việc điều tra được tiến hành trên cơ sở có khiếu nại hoặc theo ý kiến của Bộ Thương mại Hoa kỳ. Nếu Bộ này tìm thấy bằng chứng chứng minh hàng nhập khẩu đã vi phạm sở hữu trí tuệ, thì có thể ra lệnh cấm nhập khẩu sửn phẩm đó và ra lệnh cho nhà nhập khẩu trong nước ngừng việc nhập khẩu. Tổng thống Hoa kỳ có thể không đồng ý với lệnh của Bộ Thương mại trong vòng 60 ngày kể từ ngày ban hành với lý do chính sách đối ngoại.

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 92 - 95)