Các biện pháp trong khi đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngừa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản (Trang 33 - 36)

4. Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu

4.2.2 Các biện pháp trong khi đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu:

Đàm phán là quá trình thoả thuận giữa các bên để ràng buộc trách nhiệm giữa họ. Từ các điều khoản đã ký kết giữa họ mà nhiều rủi ro sẽ xảy ra với cả hai bên. Vì thế, riêng nhà xuất khẩu khi đàm phán nên:

- Tạo sự đảm bảo của bên thứ ba.

Trong khâu thanh toán, để hạn chế rủi ro về không thu đợc tiền hàng_ có thể thấy đây là rủi ro cơ bản và nguy hiểm nhất đối với nhà nhập khẩu thì có thể hạn chế bởi sự đảm bảo của bên thứ ba đợc quy định trong hợp đồng. Theo đó nếu ngời mua không thanh toán đợc thì bất kỳ giá nào, hoá đơn cũng đợc chi trả bởi

bên thứ ba. Đó là nhà bảo hiểm, là một ngân hàng nớc ngời mua. Bởi vì rủi ro và chi phí - 2 yếu tố này luôn cùng lên xuống với nhau. Những rủi ro quá lớn không thể chấp nhận đợc, nhà xuất khẩu phải tìm cách để giảm tới mức tối thiểu những khả năng này ngay dù chi phí có tăng lên (các chi phí liên quan đến việc tạo sự bảo đảm đó).

- Bổ sung thêm vào hợp đồng một số điều khoản .

Điều khoản giá cả có thể coi là trung tâm của mọi hợp đồng mua bán ngoại thơng. Một báo giá đa ra là dựa trên cơ sở của một loạt các giả định về giao hàng, thanh toán, và thời gian bảo hành. Giá trong hợp đồng phải phản ánh bất kỳ sự thay đổi nào, hay điều chỉnh nào đối vời những giả định này. Khi có sự biến động của đồng tiền tính giá và đồng tiền tính toán hay sự thay đổi đột ngột của tỷ giá hối đoái , "sự trợt giá" nh đã trình bày ở trên thì thiệt hại ngời xuất khẩu phải chịu. Vì thế, nhà xuất khẩu nên đề nghị bổ sung vào hợp đồng điều khoản sau:

+ Điều khoản điều chỉnh giá: Điều khoản này cho phép nhà xuất khẩu điều chỉnh theo một chỉ tiêu tham chiếu mà mình đã chọn. Các chỉ tiêu này có thể là giá cả thị trờng của hàng hóa lúc giao hàng, tỷ giá giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán, mức thuế tăng, sự biến động của giá cả nguyên vật liệu, nhân công để sản xuất mặt hàng đó.

Điều khoản này có thể đợc quy định là: Giá ghi trong hợp đồng là giá cố định, nếu tỷ giá giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá biến động quá 30% giữa ngày ký hợp đồng và ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho hàng hóa có thể điều chỉnh lại. Khi vận dụng điều khoản này hai bên phải thoả thuận với nhau về nguồn tài liệu để phán đoán sự biến động của giá cả và thoả thuận mức chênh lệch tối đa giữa giá thị trờng với giá hợp đồng. Khi quá mức này, hai bên có thể điều chỉnh lại giá.

+ Điều khoản đàm phán lại giá: Giải pháp này là đa vào hợp đồng tái đàm phán một giá buộc hai bên phải hai bên phải tham gia thảo luận lại khi có sự tăng giá đáng kể. Chẳng hạn: "Trong trờng hợp vào thời điểm giao hàng, giá bán của chúng tôi trên thị trờng có sự thay đổi thì giá đã đợc hai bên đàm phán trong hợp đồng này sẽ đợc điều chỉnh tơng ứng".

Khi sử dụng điều khoản này, nhà xuất khẩu phải dự tính các giải pháp thay thế để tránh bế tắc khi hai bên không đạt đợc thoả thuận chung lúc tái đàm phán. Nhà xuất khẩu cũng nên quy định thời hạn tái đàm phán, nếu quá thời hạn đó mà hai bên không đạt đợc thoả thuận thì hai bên sẽ vận dụng điều khoản dự phòng để tránh bế tắc quá lâu. Điều khoản dự phòng có thể là điều khoản huỷ bỏ hợp đồng hoặc công thức điều chỉnh giá ban đầu.

- Thoả thuận với khách hàng về một hợp đồng an toàn + Giới hạn các trách nhiệm giữa các bên.

+ Các điều khoản kí kết đảm bảo sự chủ động, rõ ràng để không bị khách hàng bắt bí khi nhận hàng.

Riêng trong điều khoản về thanh toán, nếu nhà xuất khẩu muốn đòi hỏi ng- ời mua cung cấp các đảm bảo trong quá trình thực hiện hợp đồng, phải quy định rõ trong hợp đồng nh yêu cầu mở L/C không huỷ ngang có xác nhận của một ngân hàng có uy tín.

Thêm vào đó nhà xuất khẩu nên áp dụng chế tài nếu ngời mua chậm thanh toán. Điều này tránh việc ngời mua lần lữa trong nghĩa vụ thanh toán. Phạt chậm thanh toán có thể theo hình thức nh một tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán tính theo giá chậm thanh toán, tính lại suất chậm thanh toán theo tỷ lệ lãi suất vay quá hạn của các ngân hàng hay theo tỷ lệ lãi suất chiết khấu của ngân hàng quốc gia.

+ Cùng nhau thoả thuận về nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, các căn cứ pháp lý phân định trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các bên để hạn chế các tranh chấp phát sinh và nếu có sẽ có cách giải quyết nhanh chóng, tránh việc tốn kém chi phí, thời gian...

- Ngoài ra, trong hợp đồng hai nhà xuất khẩu nên thoả thuận về điều khoản bán hàng với điều kiện bảo hộ quyền sở hữu.

Ngời bán có thể quy định "ngời bán bảo lu quyền sở hữu hàng hóa đợc chuyển sang ngời mua kể từ khi hàng hóa đợc đặt dới sự định đoạt của ngời mua". Làm nh vậy, nhà xuất khẩu sẽ tránh đợc các rủi ro xảy đến với hàng hoá sau khi đã

bán hàng, đồng thời vẫn đảm bảo đòi đợc hàng trong trờng hợp ngời mua bị phá sản. Tuy nhiên hàng hoá phải là động sản mới áp dụng đợc điều khoản này.

Đôi khi việc giao hàng chậm là do bất khả kháng nghĩa là có một sự cố ngoài tầm kiểm soát của nhà xuất khẩu. Một điều khoản về bất khả kháng thờng giúp cho nhà xuất khẩu thoát khỏi gánh nặng trách nhiệm giao hàng cho tới khi sự cố bất khả kháng đó qua đi.

Phần lớn, ngời mua chờ một thời gian mới thanh toán. Sự trì hoãn này cho phép họ có thế sử dụng chính tiền của nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu phải chịu thiệt về sự chậm trễ đó vì phải vay tiền với lãi suất cao trớc khi đợc chi trả. Để đẩy nhanh tiến độ thanh toán, nhà xuất khẩu nên đề nghị cho bớt giá nếu thanh toán sớm ngay trong khi đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. Chẳng hạn, sẽ bớt 1% nếu thanh toán trong vòng 30 ngày sau ngày xuất hoá đơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngừa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w