4. Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu
4.2.3 Các biện pháp trong quá trình thực hiện hợp đồng:
- Nhà xuất khẩu nên làm tốt các công việc cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với ngời mua nh thuê vận tải, làm các thủ tục hải quan, xin cấp các giấy phép...
Đối với nhà xuất khẩu, vận tải có hai mặt là đảm bảo an toàn cho hàng hoá và lập bộ chứng từ chính xác để giao hàng. Do đó, trong hợp đồng xuất khẩu các bên đã thoả thuận với nhau về đóng gói, kẻ ký mã hiệu trên bao bì nh thế nào thì nhà xuất khẩu phải tuân thủ theo một cách cẩn thận, nếu không việc thanh toán sẽ bị trở ngại hoặc chậm trễ. Họ phải làm các công việc liên quan này sao cho đảm bảo bộ chứng từ gửi hàng phải chính xác, khớp với các điều kiện đề ra trong L/C, đồng thời phải làm sao có đợc vận đơn sạch nếu không lại một lần nữa, khâu thanh toán lại có thể bị trì hoãn, chậm trễ lâu dài.
Ngoài ra, ngay từ khâu mua bán nội địa, bảo quản hàng hoá phải chú ý để đảm bảo cung cấp đúng hàng, đủ hàng, hàng đúng yêu cầu, quy cách phẩm chất cho ngời mua.
- Chuyển rủi ro cho ngời có liên quan.
Đó là trờng hợp rủi ro tác động trực tiếp từ ngời mua đến ngời bán nh hàng khi ngời bán giao cho ngòi mua lại bị hỏng. Nhng thực tế đó là lỗi của nhà vận
chuyển nên nhà xuất khẩu phải linh hoạt, nhanh nhậy nhận biết rủi ro và làm các thủ tục cần thiết để chuyển rủi ro cho nhà vận tải.
Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn có các biện pháp hạn chế bớt rủi ro nh thay rủi ro hàng bị trả lại là giảm giá, bổ sung hàng thiếu, chịu chi phí sửa chữa, các biện pháp để giảm khuyết tật của hàng hoá bị sai sót...
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu là khâu nhà xuất khẩu thờng gặp nhiều rủi ro nhất. Nguyên nhân của các rủi ro này xuất phát từ trớc khi thực hiện và trong khi thực hiện hợp đồng nữa nên để công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro hiệu quả thì nhà xuất khẩu nên xem xét tổng hợp trong suốt quá trình thực hiện hoạt động này để có các biện pháp toàn diện.