Biện pháp 3: Đổi mới tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 96 - 99)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học

nội bộ trường tiểu học

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Hoạt động KTNB trƣờng tiểu học góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sƣ phạm, nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Chính vì vậy nhà trƣờng cần đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động KTNB. Đổi mới việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động KTNB để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý hoạt động KTNB, thực

hiện tốt nhiệm vụ năm học và mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Đổi mới tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng tiểu học là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. Do đó, hoạt động này trở thành nhu cầu bức thiết đối với hoạt động kiểm tra ở các trƣờng tiểu học hiện nay.

3.2.3.2. Nội dung

Xây dựng lực lƣợng kiểm tra phục vụ cho hoạt động KTNB

Trƣờng học có nhiều loại hình đối tƣợng phải kiểm tra. Do tính đa dạng và phức tạp, bản thân Hiệu trƣởng không đủ thời gian để trực tiếp kiểm tra các hoạt động trong nhà trƣờng, vì vậy Hiệu trƣởng phải xây dựng lực lƣợng, tổ chức kiểm tra. Lực lƣợng kiểm tra cần có đủ thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ và tính chuyên môn.

Theo kế hoạch kiểm tra, tùy vào nội dung kiểm tra, Hiệu trƣởng ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra, trƣởng ban kiểm tra phải là Hiệu trƣởng hoặc Phó Hiệu trƣởng. Thành viên ban kiểm tra phải là ngƣời có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có uy tín, trách nhiệm cao trong đồng nghiệp. Các thành viên trong ban kiểm tra đƣợc phân công cụ thể phần việc đƣợc giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên.

Để kiểm tra, đánh giá đúng chức năng nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận; đội ngũ đƣợc phân công kiểm tra phải thông suốt các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo và tinh thông về nghiệp vụ kiểm tra. Do đó, Hiệu trƣởng phải có kế hoạch trang bị tài liệu, bồi dƣỡng nghiệp vụ và phƣơng pháp thực hiện cho ngƣời kiểm tra.

Phân cấp trong kiểm tra.

Phân cấp trong kiểm tra là một yêu cầu của công tác quản lý khoa học, ràng buộc nhau bởi những mục tiêu chung. Phân cấp trong kiểm tra phải phù hợp với phân cấp trong quản lý. Trong nhà trƣờng, có thể có sự phân cấp

80

trong kiểm tra nhƣ sau: kiểm tra của cấp trƣờng; kiểm tra của tổ/bộ phận trong trƣờng; tự kiểm tra của các cá nhân trong trƣờng.

Trong nhà trƣờng các nguồn thông tin đều đƣợc chuyển qua hai con đƣờng “trực tiếp” và “gián tiếp”. Con đƣờng “gián tiếp”, là thông tin đƣợc truyền qua cấp trung gian từ phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, thƣ ký hội đồng, giáo viên chủ nhiệm và ngƣời kiểm tra; con đƣờng “trực tiếp”, là thông tin đƣợc truyền thẳng từ đối tƣợng quản lý tới Hiệu trƣởng, giúp cho Hiệu trƣởng có thể loại trừ thông tin nhiễu hoặc kiểm tra lại thông tin còn nghi vấn.

Các nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra, Hiệu trƣởng phải tiếp nhận bằng cách kết hợp cả hai con đƣờng “trực tiếp” và “gián tiếp”. Trong đó kiểm tra trực tiếp của Hiệu trƣởng là quan trọng nhất. Tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu của việc kiểm tra, Hiệu trƣởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, trong kiểm tra cần lƣu ý việc thực hiện phân cấp rõ về nội dung và kết quả kiểm tra; nội dung và kết quả Hiệu trƣởng tự kiểm tra; nội dung và kết quả tổ chuyên môn hoặc bộ phận trong nhà trƣờng kiểm tra.

Mặt khác, Hiệu trƣởng cần quan tâm về nội dung kiểm tra; việc đánh giá, tƣ vấn, thúc đẩy và chấn chỉnh qua công tác kiểm tra; việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Hiệu trƣởng rà soát, đánh giá chặt chẽ đội ngũ cốt cán của nhà trƣờng để tổ chức lực lƣợng kiểm tra có chất lƣợng, đạt hiệu quả cao. Quy định cụ thể về cách thức làm việc, nhiệm vụ, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi của mỗi bên; quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, cách thức tiến hành, hồ sơ mẫu biểu kiểm tra. Ngoài ra cần cung cấp những điều kiện cần thiết về phƣơng tiện, thiết bị, kinh phí cho hoạt động kiểm tra; phát huy mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong Ban kiểm tra. Thƣờng xuyên giám sát, điều chỉnh kịp thời trong quá trình kiểm tra để đảm bảo thời gian và

tiến độ.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Để công tác kiểm tra đạt kết quả tốt, Hiệu trƣởng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lý cho công tác kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của thành viên trong Ban kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 96 - 99)

w