Biện pháp 5: Bồi dưỡng cán bộ giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra nôi bộ trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 101 - 102)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ

3.2.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng cán bộ giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra nôi bộ trường tiểu học

tra nôi bộ trường tiểu học

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công tác KTNB trƣờng học để họ có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo cho họ thực hiện nhiệm vụ KTNB một cách thuyết phục, đánh giá đúng đối tƣợng đƣợc kiểm tra, đƣợc các đối tƣợng đó thừa nhận.

Bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên làm làm công tác kiểm tra nội bộ trƣờng học cũng là cách để giúp cán bộ, giáo viên tiến bộ, trƣởng thành từ các kỹ năng kỹ thuật (kỹ năng phân tích, tổng hợp và kỹ năng giao tiếp), biết cách sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm trong ứng xử khi trao đổi, đối thoại. Đó chính là phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ để cán bộ, giáo viên làm công tác KTNB hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đƣợc giao.

3.2.5.2. Nội dung

Cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm tra nội bộ trƣờng học phải nắm vững

hệ thống các văn bản về công tác thanh tra giáo dục, công tác KTNB; các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông (cụ thể là các văn bản hƣớng, yêu cầu đổi mới hàng năm; đặc biệt là các hƣớng dẫn đổi mới nội dung chƣơng trình sách giáo khoa, phƣơng pháp giảng dạy, thiết bị dạy và học).

Nắm vững quy trình KTNB, có khả năng xây dựng kế hoạch KTNB để tham mƣu cho Hiệu trƣởng.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

Hiệu trƣởng lập kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, đội ngũ làm công tác KTNB. Kế hoạch bồi dƣỡng phải cụ thể

84

hoá các tiêu chí: Chƣơng trình, nội dung tập huấn, thời gian, địa điểm và các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ đợt tập huấn.

Tổ chức lớp tập huấn cán bộ làm công tác KTNB. Trong tập huấn chú trọng đến kỹ năng KTNB.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Xây dựng lực lƣợng cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác KTNB trƣờng tiểu học một cách tƣơng đối ổn định. Thành viên tham gia công tác KTNB phải là những ngƣời thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi nghề,

tốt về đức, sáng suốt và linh hoạt trong công việc.

Xây dựng các quy định về chế độ chính sách (tính giờ) cho lực lƣợng tham gia công tác KTNB, tạo cơ chế thu hút cán bộ giáo viên có năng lực, trách nhiệm và tinh thần nhiệt tình để đảm nhiệm công việc này.

Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên nhất là cập nhật những kiến thức phƣơng pháp chuyên môn, những thay đổi về nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy các môn học. Phối hợp với các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng gửi cán bộ, giáo viên đi học bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 101 - 102)

w