Biện pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động tự kiểm tra của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 99 - 101)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ

3.2.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động tự kiểm tra của Hiệu trưởng

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Tự kiểm tra là một thành tố quan trọng trong công tác kiểm tra của ngƣời Hiệu trƣởng. Thực hiện công tác tự kiểm tra của Hiệu trƣởng nhằm chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện các hoạt động giáo dục của các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng theo mục tiêu đề ra. Đây là một mảng công việc tự đánh giá của ngƣời Hiệu trƣởng.

Hoạt động tự kiểm tra của Hiệu trƣởng đƣợc đẩy mạnh, điều này sẽ hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vƣơn tới những kết quả ngày càng cao trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Đồng thời đề phòng và khắc phục tƣ tƣởng sai trái nhƣ “trung bình chủ nghĩa”, tƣ tƣởng đối phó với công việc đƣợc giao; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác, củng cố đƣợc tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của mình, đề phòng và khắc phục đƣợc tính ỷ lại, chủ quan; phát huy đƣợc tính độc lập sáng tạo, tránh đƣợc chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra.

3.2.4.2. Nội dung

- Đối với các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng

Hiệu trƣởng chỉ đạo các bộ phận, căn cứ vào nội dung kiểm tra, nhiệm vụ năm học, tiêu chí đánh giá, xếp loại đội ngũ; mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và mỗi bộ phận trong nhà trƣờng phải thƣờng xuyên tự rà soát việc thực hiện nhiệm vụ, tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại. Trên cơ sở đó tự điều chỉnh

82

hoạt động của mình, nhằm đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, Hiệu trƣởng tăng cƣờng kiểm tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận, nhằm làm cho việc đánh giá, xếp loại chính xác, khách quan và trung thực hơn; tăng cƣờng hoạt động trao đổi, rút kinh nghiệm, tạo cơ hội để mỗi cá nhân, mỗi bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Đối với nhà trƣờng

Căn cứ nhiệm vụ năm học, mục tiêu giáo dục, kế hoạch đã xây dựng và căn cứ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá các cơ sở giáo dục; Hiệu trƣởng nhà trƣờng xây dựng kế hoạch chi tiết, để tổ chức tự rà soát, tự kiểm tra các hoạt động giáo dục, các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục; từ đó đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch và mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng. Xác định nội dung đã làm tốt để phát huy, nội dung còn hạn chế, chƣa làm tốt để có kế hoạch chấn chỉnh và khắc phục.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

Hiệu trƣởng tự xây dựng kế hoạch tự kiểm tra cho bản thân mình theo chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.

Hiệu trƣởng chỉ đạo và xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng vào đầu năm học.

Hiệu trƣởng chỉ đạo các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng báo cáo hoạt động tự kiểm tra theo định kỳ.

Hiệu trƣởng kiểm tra việc tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng bằng nhiều hình thức phù hợp.

Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tự kiểm tra để rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc triển khai thực hiện cho các lần sau đạt hiệu quả hơn.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng phải phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác của mình. Nhà trƣờng phải có cơ chế và các chính sách phù hợp để

khuyến khích, khen thƣởng và giám sát quá trình tự kiểm tra của các chủ thể.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 99 - 101)

w