ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 82 - 84)

5 Thực hiện việc bồi dƣỡng và phụ đạo học sinh; kết quả học tập của học sinh

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

2.5.1. Ưu điểm

Hoạt động kiểm tra nói chung, hoạt động KTNB nói riêng đã góp phần tích cực vào việc xây dựng, ổn định và duy trì nề nếp, nâng cao chất lƣợng dạy và học trong các nhà trƣờng, nhất là trong việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá và phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất lƣợng giáo dục và đạt đƣợc mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Quản lý hoạt động KTNB có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý và công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; đồng thời, phát hiện, điều chỉnh và uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc và thực hiện không đúng mục tiêu đề ra. Qua việc quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý về hoạt động KTNB, các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã chú trọng đến hoạt động KTNB các đơn vị có kiện toàn Ban KTNB, xây dựng kế hoạch hoạt động KTNB cụ thể từ đầu năm học, triển khai thực hiện có nề nếp và hiệu quả; lực lƣợng làm công tác kiểm tra đƣợc lựa chọn đủ về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng, có tƣ tƣởng chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt.

2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm, quản lý hoạt động KTNB còn một số hạn chế, đó là:

Xây dựng kế hoạch hoạt động KTNB đã đƣợc thực hiện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành trong chiến lƣợc phát triển giáo dục và đổi mới phƣơng pháp giáo dục do còn thiếu nội dung trọng tâm, cơ bản, chƣa khoa học, chƣa có chất lƣợng, mang tính hình thức và chƣa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị; việc tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch còn sơ sài, hình thức, chƣa hiệu quả và thiếu tính ổn định.

Chƣa quán triệt đầy đủ các văn bản về hoạt động KTNB, từ đó đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chƣa nhận thức rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của hoạt động KTNB, chƣa coi đó là việc làm thƣờng xuyên để đánh giá, tƣ vấn và thúc đẩy nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm. Bên cạnh đó, việc bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra và hƣớng dẫn cách làm cụ thể cho cán bộ, giáo viên cũng nhƣ việc phân định rõ trách nhiệm trong công tác kiểm tra chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên hiệu quả công tác kiểm tra bị hạn chế, chƣa đánh giá đƣợc đúng khách quan, đúng thực trạng nội dung hoạt động của đối tƣợng đƣợc kiểm tra.

Việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục có những nội dung còn hạn chế nhƣ: Kết quả hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động sƣ phạm của nhà giáo; chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng còn thấp.

Việc thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cũng còn hạn chế về việc vận dụng linh hoạt của ngƣời kiểm tra trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên để có sự đồng nhất trong kiểm tra, đánh giá trên cùng một đối tƣợng đƣợc kiểm tra.

Công tác tự kiểm tra của Hiệu trƣởng, trong đó tự kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giáo dục và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng chƣa đƣợc

66 thực hiện thƣờng xuyên.

Việc thực hiện quy trình, nội dung, phƣơng pháp, đối tƣợng kiểm tra chƣa chặt chẽ, chƣa đầy đủ; thƣờng chỉ tập trung chủ yếu vào một số nội dung công tác nhƣ: Kiểm tra hồ sơ, hoạt động sƣ phạm của nhà giáo, hoạt động của tổ chuyên môn; công tác kiểm tra chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chƣa có trọng điểm, mà thƣờng tập trung vào các đợt thi đua trong năm học, chuẩn bị kết thúc học kỳ và kết thúc năm học.

Việc sử dụng kết quả kiểm tra vào đánh giá chất lƣợng đội ngũ và thực hiện nhiệm vụ của nhà trƣờng còn hạn chế. Vì thế nhiều giáo viên sau khi đƣợc kiểm tra vẫn còn xem nhẹ việc khắc phục thiếu sót, dẫn đến việc tình trạng “đâu lại vào đó”, xong “phong trào” tất cả lại lắng xuống nên kết quả các hoạt động của nhà trƣờng thiếu tính nền tảng, chƣa đƣợc bền vững và thiếu tính thuyết phục đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 82 - 84)

w