Nguyên tắc, phương pháp kiểm tra nội bộ trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 26 - 29)

1.3.5.1. Nguyên tắc kiểm tra

Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của chế định giáo dục và đào tạo: Kiểm tra đƣợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật quy định, chỉ tuân thủ theo pháp luật và không ai có thể can thiệp và không thể có tuỳ tiện trong tổ chức và hoạt động kiểm tra.

Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch: Nguyên tắc tính kế hoạch đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải đƣợc xác định trong toàn bộ năm học hỗ trợ tích cực cho việc triển khai các chức năng quản lý khác. Mặt khác kiểm tra phải có kế hoạch triển khai cụ thể phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.

Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, khách quan: Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kiểm tra phải bảo đảm tính khách quan, kiểm tra phải chính xác, trung thực công khai, công bằng. Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn mực đã quy định, tránh áp đặt, chủ quan của ngƣời kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tƣợng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng nhƣ tránh làm hình thức, giả tạo.

Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và hiệu quả: Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là lòng nhân ái, kiểm tra là để hiểu biết công việc, là để giúp đỡ con ngƣời. Kiểm tra phải mang tính thiện chí, tính giáo dục bộc lộ ở mục đích, nội dung, phƣơng pháp kiểm tra. Bảo đảm tốt nguyên tắc này sẽ tạo đƣợc quá trình kiểm tra thành tự kiểm tra. Hoạt động kiểm tra phải đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra với mọi chi phí ít nhất (chi phí thời gian, vật chất, sức lực).

Nguyên tắc đảm bảo tính thường xuyên và kịp thời: Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thƣờng xuyên, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra.

Nguyên tắc đảm bảo tính công khai: Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình

kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng.

1.3.5.2. Phương pháp kiểm tra

Để thu thập và có đƣợc những thông tin tin cậy, khách quan về nhà trƣờng, về các hoạt động sƣ phạm trong nhà trƣờng, cần sử dụng nhiều phƣơng pháp kiểm tra khác nhau. Việc lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp nào là tùy thuộc đặc điểm đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể trong kiểm tra, các phƣơng pháp kiểm tra phổ biến là:

- Phương pháp quan sát

Đây là phƣơng pháp quan trọng nhất của kiểm tra. Quan sát nhằm mục đích tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc vào những vấn đề nhất định; quan sát là một hoạt động khác hẳn với việc trông thấy. Có hai loại quan sát: quan sát tĩnh và quan sát động. Trong kiểm tra, quan sát nhằm thu thập thông tin về đối tƣợng kiểm tra, trong đó có việc phát hiện các điểm không phù hợp, các điểm bất thƣờng. Trong công tác kiểm tra trƣờng học các đối tƣợng quan sát thƣờng là:

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Quan sát việc sử dụng, bảo quản, độ bền, vệ sinh, tính thẩm mỹ, sự hợp lý trong bố trí, sắp xếp, tính ngăn nắp.

+ Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ công tác dạy học của đội ngũ cũng nhƣ mối quan hệ của họ: Quan sát tinh thần, thái độ thực hiện nhiệm vụ, năng lực trong giải quyết công việc.

+ Hồ sơ, tài liệu: Quan sát sắp xếp, trình bày của các loại hồ sơ; ngày, tháng ghi trên các hồ sơ, tài liệu theo quy định, liên quan chặt chẽ không? Điều lƣu ý khi sử dụng phƣơng pháp này là quan sát phải có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống, lựa chọn đúng đối tƣợng quan sát. Trong phƣơng pháp này có thể sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật nghe, nhìn, nên ngƣời kiểm tra phải có kỹ năng sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật, nhƣng điều quan trọng là phải

24

có sự tinh tƣờng về nghiệp vụ sƣ phạm. Sử dụng phƣơng pháp quan sát trong công tác kiểm tra, Hiệu trƣởng phải có một kế hoạch cụ thể, xem xét ở đâu, nơi nào, có thể trao đổi với đội ngũ và học sinh. Qua đó, ngƣời kiểm tra hiểu rõ hơn về từng hoạt động đang diễn ra trong nhà trƣờng để tìm ra nguyên nhân thành công và thất bại, đồng thời lắng nghe các ý kiến đề xuất của đối tƣợng kiểm tra nhằm cải thiện công việc, giúp cho việc điều chỉnh các hoạt động một cách kịp thời và hiệu quả.

- Phương pháp tác động trực tiếp đối tượng kiểm tra, bao gồm:

+ Điều tra bằng phiếu hỏi, phiếu khảo sát. + Phỏng vấn, trao đổi và nghe báo cáo.

+ Kiểm tra (miệng, viết): Sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời kiểm tra cần có kỹ năng phỏng vấn. Mục đích của phỏng vấn là ngƣời kiểm tra mong muốn nhận đƣợc nhiều thông tin từ ngƣời đƣợc phỏng vấn. Kỹ năng phỏng vấn thể hiện ở việc đặt câu hỏi, việc lắng nghe và gợi ý kiến cho ngƣời đƣợc hỏi. Những câu hỏi nên sử dụng là những câu hỏi mở; đó là những câu hỏi tạo nhiều cơ hội cho ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời đầy đủ bằng chính suy nghĩ của họ. Những câu hỏi nên tránh là những câu hỏi dẫn dắt. Câu hỏi dẫn dắt thƣờng gợi ý những câu trả lời phù hợp với mong đợi của ngƣời hỏi, hay nói cách khác nó mớm lời cho ngƣời đƣợc hỏi.

Những câu hỏi mẹo cũng không đƣợc khuyến khích, bởi vì chúng sẽ làm cho ngƣời đƣợc hỏi trở nên tức giận nếu họ nhận thấy đang bị dùng “mẹo” để khai thác họ. Trong cuộc phỏng vấn, ngƣời kiểm tra cần biết lắng nghe, đó là: Chú ý, tập trung khi nghe ngƣời đƣợc hỏi trả lời, ghi lại các câu trả lời (nếu có thể) hoặc ít nhất nên ghi lại những điểm trả lời chính, tỉnh táo, không để những cảm xúc nhƣ nóng giận hay bực bội chi phối quá trình trao đổi, tránh cắt ngang ngƣời trả lời, hạn chế nói về mình.

Phƣơng pháp này cho phép ngƣời kiểm tra hình dung lại quá trình hoạt động của đối tƣợng kiểm tra. Ngƣời kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tài liệu, sản phẩm khác nhau trong quá trình kiểm tra, chẳng hạn nhƣ: Các loại kế hoạch, các báo cáo sơ kết, tổng kết, học bạ, sổ điểm, bài kiểm tra của học sinh, sổ chủ nhiệm, các sổ ghi biên bản họp, giáo án, vở ghi của học sinh.

- Phương pháp tham dự cụ thể các hoạt động giáo dục

Để nắm rõ, chính xác các thông tin kiểm tra, ngƣời kiểm tra có thể tham dự các hoạt động giáo dục. Chẳng hạn tham dự các sinh hoạt, hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp. Chỉ có sử dụng nhiều phƣơng pháp kiểm tra khác nhau và biết phối hợp tối ƣu giữa chúng mới cho phép rút ra đƣợc những kết luận có căn cứ, chuẩn xác để đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của đối tƣợng đƣợc kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 26 - 29)

w