BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháplý
Nguyên tắc pháp lý là nguyên tắc đầu tiên của quản lý hoạt động KTNB. Hoạt động KTNB phải tuân thủ nguyên tắc theo quy định của ngành và theo pháp luật, mọi công việc tiến hành trong công tác kiểm tra phải đƣợc thực hiện trên cơ sở những quy định, không một cá nhân, bộ phận nào đƣợc can thiệp trái pháp luật vào công tác kiểm tra; Hiệu trƣởng là ngƣời đại diện của cấp có thẩm quyền đƣợc tiến hành công tác kiểm tra; bất kỳ cá nhân, bộ phận nào chống lại quyết định kiểm tra là chống lại pháp luật và tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý còn đƣợc thể hiện qua việc kiểm tra phải đảm bảo:
- Chính xác, khách quan: phải tuyệt đối tuân thủ các văn bản hƣớng dẫn về công tác kiểm tra của Bộ GD-ĐT, Phải dựa trên chuẩn mực có tính pháp quy, các kế hoạch hay nghị quyết của tập thể, các quy định của nhà trƣờng. Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tƣợng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng nhƣ
tránh làm hình thức, giả tạo.
- Hiệu quả: hiệu quả trong kiểm tra là chi phí sức lực, thời gian, tiền của cần thiết ít nhất, nhƣng thu đƣợc kết quả nhiều nhất. Hiệu quả của kiểm tra còn để phát hiện, giải quyết thoả đáng các mâu thuẫn, thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt tiêu cực và hơn nữa, kiểm tra để hiểu, giúp đỡ và giáo dục đối tƣợng, làm cho đối tƣợng vƣơn lên cái tốt đẹp hơn.
- Thƣờng xuyên, kịp thời: kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của quản lý nên phải thực hiện thƣờng xuyên, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra; do đó cần chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và các phƣơng án kiểm tra.
- Công khai: đây là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng.
Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế thì kiểm tra sẽ đem lại hiệu quả cao. Giúp cho việc xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch và mục tiêu giáo dục; trên cơ sở đó đề ra các biện pháp xử lý thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật; đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những nội dung còn bất cập, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ và công tác kiểm tra nhằm hoàn thiện thể chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.