Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 87 - 88)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Tại Mục 1 và Mục 3, Điều 27, Luật Giáo dục 2005 và sửa đổi năm 2009 đã ghi: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham

70

gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Do vậy, tất cả các hoạt động dạy học, giáo dục tại các nhà trƣờng phổ thông nói chung và trƣờng tiểu học nói riêng, là hƣớng đến trang bị hệ giá trị chân – thiện – mỹ. Các hoạt động KTNB trƣờng tiểu học đều góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh để nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục tiểu học. Chính vì vậy, quá trình thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trƣờng tiểu học phải nhằm bảo đảm kết quả hoạt động của các bộ phận, cá nhân đạt hiệu quả cao nhất so với với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trƣờng. Bảo đảm các nguồn lực của nhà trƣờng đƣợc sử dụng một cách hữu hiệu. Giúp phát hiện kịp thời những vấn đề trong quản lý đang tiến triển tốt theo kế hoạch; những vấn đề còn hạn chế, sai sót và xác định rõ những bộ phận, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm. Xác định và dự đoán những chiều hƣớng chính và những thay đổi cần thiết trong các vấn đề quản lý nhà trƣờng, làm sáng tỏ và đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan trọng. Tìm ra các biện pháp chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà trƣờng thông qua việc phổ biến những kết quả, kinh nghiệm đã đạt đƣợc và từ những hạn chế, tồn tại của thực trạng, đƣa ra những hƣớng dẫn cần thiết để cải tiến, điều chỉnh nhằm hoàn thành công việc tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 87 - 88)

w