Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 84 - 86)

5 Thực hiện việc bồi dƣỡng và phụ đạo học sinh; kết quả học tập của học sinh

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Cán bộ quản lý giáo viên chƣa thấy rõ tầm quan trọng của công tác KTNB, coi KTNB chỉ là hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, là biện pháp để đánh giá. Một bộ phận cán bộ quản lý, chƣa nhận thức hoạt động KTNB là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý; thời gian cán bộ quản lý dành cho công tác tự kiểm tra còn ít, chƣa thật sự chú trọng việc triển khai thực hiện kiểm tra tại đơn vị; việc phân cấp trong kiểm tra ở cấp trƣờng chƣa rõ ràng; chƣa chủ động tổng kết rút kinh nghiệm trong quản lý hoạt động KTNB để điều chỉnh nội dung và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Nhà trƣờng chƣa thực sự xây dựng kế hoạch KTNB đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chƣa có kế hoạch cụ thể, còn hình thức. Đội ngũ cộng tác viên cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, đƣợc trƣởng thành từ hoạt động dạy và học, chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ KTNB, do đó việc thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế. Hệ thống cộng tác viên kiểm tra còn thiếu đồng bộ mới chỉ chú

trọng đƣợc các môn học nhiều giờ, số môn học ít giờ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Nhà trƣờng chƣa tạo đƣợc động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia vào hoạt động KTNB và chƣa chú trong ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động KTNB.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận của chƣơng 1, tại chƣơng 2, tác giả đã tập trung khảo sát, đánh giá:

- Thực trạng công tác KTNB tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên theo các nội dung đã đƣợc xác định trong các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về công tác KTNB trƣờng học đó là: Tự kiểm tra về thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục; tự kiểm tra về thực hiện công tác xây dựng đội ngũ; tự kiểm tra về thực hiện các hoạt động giáo dục và chất lƣợng giáo dục; tự kiểm tra về công tác tài chính và CSVC; tự kiểm tra về công tác quản lý của hiệu trƣởng.

- Thực trạng quản lý hoạt động KTNB tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên về các khía cạnh: Xây dựng kế hoạch hoạt động KTNB; Tổ chức thực hiện hoạt động KTNB trƣờng học; Chỉ đạo hoạt động KTNB và kiểm tra, đánh giá hoạt động KTNB trƣờng tiểu học.

Từ đó, tác giả đã rút ra những nhận định về ƣu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế về mặt quản lý hoạt động KTNB. Đây là những cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn ở chƣơng 3.

68

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 84 - 86)

w