Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra cho Hiệu trưởng các trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 93 - 96)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra cho Hiệu trưởng các trường tiểu học

Triển khai thực hiện KTNB và tự kiểm tra của Hiệu trƣởng thật sự nghiêm túc, theo quy trình và khoa học thì mới hoàn thành nhiệm vụ năm học, mục tiêu giáo dục, và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch quản lý hoạt độngkiểm tra cho Hiệu trưởng các trường tiểu học kiểm tra cho Hiệu trưởng các trường tiểu học

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Việc lập kế hoạch kiểm tra có vai trò quan trọng, là khâu đầu tiên và không thể thiếu trong công tác quản lý hoạt động KTNB trƣờng tiểu học.

Trong công tác lập kế hoạch, cần tập trung vào việc xác lập các mục tiêu chƣơng trình và xác định mô hình trong tƣơng lai cần đạt tới. Việc xác định mục tiêu càng cụ thể, đúng đắn bao nhiêu, thì việc thực hiện mục tiêu càng có kết quả bấy nhiêu. Trong khi xây dựng kế hoạch cần tính toán tới tất cả các biến động thay đổi để có thể lựa chọn các phƣơng án đảm bảo sự phù hợp và thành công nhất. Khi cần thiết, trong quá trình thực hiện kiểm tra chi tiết phát sinh những lý do ngoài dự kiến cần phải điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phạm vi, nhân sự, thời gian kiểm tra. Đối với GV, NV và nhà trƣờng.

Kế hoạch KTNB trƣờng tiểu học phải đƣợc xây dựng cụ thể, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và hiệu quả quản lý của hoạt động kiểm tra.

Hiệu trƣởng cần sắp xếp, hệ thống toàn bộ các nội dung kiểm tra của từng thành viên, từng bộ phận; bố trí thời gian, phân công ngƣời kiểm tra để có thể xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận, đây chính là cơ sở của việc xây dựng kế hoạch KTNB nhà trƣờng, nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra.

76

3.2.2.2. Nội dung

Xây dựng kế hoạch KTNB phải dựa trên các cơ sở pháp lý nhƣ: Nghị quyết các cấp, chỉ thị nhiệm vụ năm học, công văn hƣớng dẫn của các cấp chính quyền, của ngành giáo dục và các văn bản khác liên quan đến kiểm tra và hoạt động KTNB.

Xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nghị quyết của nhà trƣờng, nhiệm vụ chính trị đƣợc giao; phải phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trƣờng và có tính khả thi. Xây dựng kế hoạch KTNB phải đổi mới, phải xây dựng đi lên từ cơ sở.

Kế hoạch phải cụ thể hóa về: Mục đích chung và mục tiêu cụ thể, nội dung công việc, phƣơng pháp tiến hành, hình thức, bộ phận và cá nhân đƣợc kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra... Hằng năm, Hiệu trƣởng triển khai xây dựng kế hoạch kiểm tra theo năm học, học kỳ, từng tháng, từng tuần. Xây dựng kế hoạch KTNB phải có cơ sở khoa học, phải đảm bảo các nguyên tắc, quy trình, phƣơng pháp, phải đảm bảo tính ổn định và đƣợc công khai từ đầu năm học. Nội dung kiểm tra phải thiết thực, trọng tâm; hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ không gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho đối tƣợng, cần huy động nhiều lực lƣợng tham gia kiểm tra và dành thời gian thích đáng cho việc kiểm tra.

Nội dung kiểm tra trên cơ sở vận dụng Thông tƣ số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GDĐT, chỉ thị nhiệm vụ năm học, văn bản chỉ đạo về công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT và hƣớng dẫn công tác KTNB của các cấp quản lý để xác định tỷ trọng của một số nội dung công việc nhƣ: Tình hình thực hiện kế hoạch năm học; xây dựng đội ngũ; tài chính và CSVC; các hoạt động giáo dục và chất lƣợng giáo dục; công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; công tác tự kiểm tra của Hiệu trƣởng.

Kế hoạch kiểm tra trong năm đƣợc ghi nhận toàn bộ các "đầu việc" theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trƣớc đến tháng 8 năm sau. Cần định rõ về thời gian, đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp kiểm tra, lực lƣợng kiểm tra... ; Ngƣời quản lý dựa vào kế hoạch năm học để tiến hành chỉ đạo kiểm tra từng học kỳ, từng tháng và từng tuần.

Biểu mẫu số 1. Kế hoạch hoạt động KTNB năm học ....

Thời gian Tháng 9 Tháng 10 …… Tháng 8 Đối tƣợng kiểm tra Nội dung kiểm tra Phƣơng pháp kiểm tra Lực lƣợng kiểm tra - Kế hoạch KTNB tháng

Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra cả năm nhƣng cần chi tiết hơn. Không chỉ ghi "đầu việc" mà cần ghi rõ cụ thời gian và cách thức tiến hành sao cho các đối tƣợng đƣợc kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra và tự kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Biểu mẫu số 2. Kế hoạch hoạt động KTNBTH tháng... năm...

Thời gian Tuần 1 Tuần 2 … … Đối tƣợng kiểm tra Nội dung kiểm tra Phƣơng pháp kiểm tra Lực lƣợng kiểm tra - Kế hoạch KTNB tuần

Nội dung kiểm tra tuần có thể đƣợc ghi cụ thể: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và đơn vị đƣợc kiểm tra; Nội dung kiểm tra chi tiết; Ngƣời đƣợc tham gia lực lƣợng kiểm tra; Thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành và đƣợc thông báo công khai.

Kiểm tra cần lựa chọn phƣơng pháp hoặc tổ hợp các phƣơng pháp sau:

78

phƣơng pháp khảo sát, thăm dò bằng phiếu hỏi; phƣơng pháp trao đổi trực tiếp với đối tƣợng đƣợc kiểm tra; phƣơng pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể.

3.2.2.3 Tổ chức thực hiện

Hiệu trƣởng tổ chức cho các cá nhân, bộ phận trong trƣờng đăng ký lịch kiểm tra; trong đó, phải cụ thể các nội dung kiểm tra; đối với cá nhân, các tổ chuyên môn rà soát, điều chỉnh để phù hợp về nội dung và thời gian không chồng chéo giữa các thành viên; trên cơ sở đó, nhà trƣờng tổng hợp, rà soát, đối chiếu với các nội dung theo chỉ đạo, sau đó lấy ý kiến thống nhất để xây dựng kế hoạch kiểm tra tối ƣu nhất. Ngoài ra, Hiệu trƣởng cũng xây dựng kế hoạch tự kiểm tra của Hiệu trƣởng. Vấn đề này, Hiệu trƣởng có thể ủy quyền cho Phó Hiệu trƣởng tiến hành.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Phải tập hợp đầy đủ, chính xác văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của đơn vị để làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch. Cán bộ tham mƣu, hỗ trợ xây dựng kế hoạch kiểm tra phải thực sự có năng lực, hiểu rõ nghiệp vụ và các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra. Hiệu trƣởng phải đảm bảo, tạo điều kiện về tài chính và CSVC, công nghệ thông tin và các điều kiện khác cho việc xây dựng kế hoạch kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w