Hình thức kiểm tra nội bộ trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 29 - 31)

1.3.6.1. Tiếp cận về phương diện kế hoạch và thời gian

Kiểm tra đột xuất: khi phát hiện tổ chuyên môn, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hay do thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền giao. Kiểm tra đột xuất là rất cần thiết cho ngƣời Hiệu trƣởng vì nó không những giúp chủ thể quản lý biết đƣợc tình hình công việc diễn ra trong điều kiện bình thƣờng hàng ngày diễn ra mà còn giúp cho việc duy trì kỷ luật lao động, tinh thần tự giác trong công việc hàng ngày bồi dƣỡng cho từng thành viên khả năng tự kiểm tra điều chỉnh hành vi, thái độ của mình trong hoạt động.

Kiểm tra định kỳ: Đƣợc tiến hành theo kế hoạch xây dựng từ đầu năm học với các nội dung, nhiệm vụ đƣợc quy định theo các văn bản của các cấp quản lý và tình hình thực tế của đơn vị do thủ trƣởng đơn vị ký duyệt. Hoạt động kiểm tra có thể tiến hành theo chuyên đề hoặc theo tổ bộ môn, cá nhân. Kiểm tra định kỳ có báo trƣớc cho đối tƣợng kiểm tra nên giúp cho đối tƣợng

26

bộc lộ hết khả năng trong công việc của mình.

Ngoài ra còn có kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra tổng kết.

1.3.6.2. Tiếp cận về phương diện quy mô

Kiểm tra toàn diện: Kiểm tra toàn diện đối với một tổ chức, một bộ phận hay một cá nhân là xem xét trình độ hoạt động của đối tƣợng đó trên cơ sở số liệu, có hệ thống của toàn bộ các hoạt động và hiệu quả của tất cả các khâu trong quá trình hoạt động. Kiểm tra toàn diện nhằm mục đích đánh giá khách quan tình hình công việc, khuyến khích động viên đƣợc những cái tốt và giúp đỡ khắc phục thiếu sót, nên chƣơng trình kiểm tra toàn diện cần đƣợc thông báo trƣớc cho đối tƣợng đƣợc kiểm tra. Cần chú ý rằng, hình thức kiểm tra toàn diện thƣờng đƣợc tiến hành tƣơng đối ít, nên cần chuẩn bị chu đáo và thận trọng.

Kiểm tra chuyên đề: Kiểm tra chuyên đề là hoạt động kiểm tra chỉ xem xét sâu sắc một số vấn đề trong toàn bộ hệ thống hoạt động của đối tƣợng kiểm tra. Kiểm tra chuyên đề có thể phát hiện đƣợc các thiếu sót điển hình và đƣa ra đƣợc kết luận có căn cứ xác đáng. Những kết luận này có thể sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh với các đối tƣợng khác có hoàn cảnh tƣơng tự.

1.3.6.3. Tiếp cận theo phương pháp

Kiểm tra trực tiếp: Xem xét, đánh giá trực tiếp hoạt động của đối tƣợng kiểm tra.

Kiểm tra gián tiếp: Xem xét, đánh giá đối tƣợng kiểm tra thông qua kết quả hoạt động của cá nhân, bộ phận liên quan với đối tƣợng kiểm tra.

Ví dụ: xem xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

1.3.6.4. Tiếp cận về phương diện số lượng của đối tượng kiểm tra Kiểm tra toàn bộ: Kiểm tra tất cả đối tƣợng kiểm tra.

Ví dụ: Kiểm tra tất cả giáo viên trong một tổ chuyên môn, kiểm tra tất cả các lớp trong một khối…

nào đó trong đối tƣợng kiểm tra.

Ví dụ: kiểm tra một số giáo viên trong trƣờng, kiểm tra một vài lớp trong một khối lớp…

1.3.6.5. Tiếp cận về phương diện mục đích

Kiểm tra lường trước: đƣợc tiến hành trƣớc khi hoạt động diễn ra. Mục đích của nó là tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh để tìm cách ngăn ngừa trƣớc. Ngày nay, kiểm tra lƣờng trƣớc là xu hƣớng phát triển của quá trình quản lý hiện đại vì kiểm tra lƣờng trƣớc mang ý nghĩa tích cực hơn mọi hình thức kiểm tra khác.

Kiểm tra đồng thời: Đƣợc thực hiện trong khi hoạt động của đối tƣợng kiểm tra đang đƣợc tiến hành. Với hình thức kiểm tra này nhà quản lý có thể điều chỉnh các sai sót một cách kịp thời.

Kiểm tra phản hồi: đƣợc thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra. Nó giúp cho nhà quản lý tự đánh giá về quyết định của mình để rút kinh nghiệm. Nó cung cấp cho mọi ngƣời trong tổ chức những thông tin cần thiết để nâng cao chất lƣợng công tác trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 29 - 31)

w