Kinh tế-xã hội thị xã Sông Cầu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 39 - 41)

TỈNH PHÚ YÊN

2.1.2. Kinh tế-xã hội thị xã Sông Cầu

Thị xã Sông Cầu có hệ thống giao thông đƣờng bộ thuận lợi, có khu công nghiệp quy mô. Thị xã Sông Cầu nối phần còn lại của tỉnh Phú Yên với thành phố Quy Nhơn có nền kinh tế phát triển; đây là vùng đất tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch biển nằm trong khu vực duyên hải miền trung; đặc biệt hơn khi Thị xã Sông Cầu có Vịnh Xuân Đài đã đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia Vịnh Xuận Đài đến năm 2030 (QĐ Số:2127/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2017). Đây là điều kiện lý tƣởng để phát triển Sông Cầu trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa phía Bắc của tỉnh Phú Yên.

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thị xã tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trƣởng các ngành theo giá trị sản xuất đạt 16,2%; tổng thu ngân sách phát sinh trên địa bàn đạt 299.732 triệu đồng, tăng 137,13% chỉ tiêu tỉnh giao, đạt 114,66% Nghị quyết HĐND thị xã giao và tăng 72,85% so với năm trƣớc; tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội 4.200 tỷ đồng .

Với điều kiện tự nhiên, đất đai và khí hậu nhƣ đã trình bày, nên công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, đúng hƣớng; dịch vụ

36

du lịch, thƣơng mại, công nghiệp – kỹ thuật đều tăng cao; nhu cầu sử dụng lao động tri thức tại địa phƣơng ngày càng lớn, do đó tác động trực tiếp đến nhận thức của ngƣời dân tạo điều kiện thuận lợi cho GD&ĐT đƣợc phát triển.

Văn hóa - xã hội ở thị xã Sông Cầu có nhiều phát triển, đời sống tinh thần và vật chất của ngƣời dân cũng đƣợc nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo đạt đƣợc những kết quả khả quan; tỷ lệ nghèo giảm từ 18,5% (năm 2011) xuống 9,05% (cuối năm 2016) và đang phấn đấu giảm dƣới 5% (vào cuối năm 2020).Hạ tầng y tế đƣợc quan tâm đúng mức, hầu hết các xã đều có trạm y tế đạt chuẩn; ngành y có 232 cán bộ y tế, trong đó có 25 bác sỹ (đạt 2,4 bác sỹ/vạn dân); công tác khám, chữa bệnh luôn đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân. Công tác an sinh xã hội đƣợc nâng cao, góp phần chăm lo đời sống cho nhân dân, nhất là đối tƣợng nghèo, ngƣời già neo đơn và ngƣời có công cách mạng… Tình hình an ninh chính trị, trật tự an xã hội đƣợc đảm bảo, góp phần tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. GD&ĐT thị xã Sông Cầu luôn đƣợc sự quan tâm đầu tƣ phát triển, với hệ thống trƣờng lớp đƣợc xây dựng kiên cố, khang trang. Công tác xã hội hóa giáo dục luôn đƣợc quan tâm, đang thúc đẩy công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và từng bƣớc đổi mới toàn diện GD&ĐT theo đúng lộ trình mà TW Đảng đã đề ra.

Nhận xét: Kinh tế thị xã Sông Cầu đang phát triển và chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiêp, dịch vụ và du lịch. Nhờ sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nên nhận thức của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên và làm tăng nhu cầu giáo dục. Đây chính là điều kiện lý tƣởng, tác động trực tiếp đến sự phát triển GD&ĐT ở thị xã Sông Cầu.

2.1.3. Giáo dục

Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nên hầu hết các trƣờng học trên địa bàn thị xã nói chung và các trƣờng tiểu học nói riêng đƣợc xây dựng kiên cố, khang trang. Các trƣờng tiểu học đƣợc xây dựng ở trung tâm các xã, phƣờng, nơi có sự phân bố dân cƣ đông nhất; ngoài ra, ở những vùng

nông thôn, nơi cách xa trung tâm xã, phƣờng, cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng các phân trƣờng kiên cố với đầy đủ công trình phụ tiện nghi. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu giáo dục của con em ngƣời dân trong địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra ở các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 39 - 41)

w