Các đề xuất khác

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 153 - 158)

Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

3.4.4. Các đề xuất khác

Một là, Chính phủ có chính sách và biện pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistic.

Hoạt động logistics, đối với doanh nghiệp, được coi như một nghệ thuật sắp xếp, điều phối các yếu tố để đạt được mục đích có được thứ cần thiết tại đúng địa điểm, đúng thời gian với chi phí tối ưu. Vì lẽ đó, những cán bộ logistics là những “nghệ nhân” phải có trình độ rất cao, phải có hiểu biết sâu và rộng về nhiều lĩnh vực có liên quan đến tất cả các khâu, các hoạt động của logistics,phải có tố chất tính toán chiến lược cao độ,có năng lực sáng tạo, không theo lối mòn để tính toán, sắp xếp vận hành cả hệ thống nhằm lựa chọn được phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Như vậy, nguồn nhân lực hoạt động logistics cần phải được trải qua đào tạo bài bản về chuyên môn. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ logistics có trình độ cao là yêu cầu không thể thiếu để có thể phát triển ngành logistics nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung.

Song hiện nay, chỉ có một số công ty Logistics có vốn đầu tư nước ngoài là thành viên của các công ty đa quốc gia mới có các chương trình đào tạo nhân viên

logistics dưới hình thức gửi nhân viên đi huấn luyện, đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình đào tạo chuyên ngành của công ty mẹ. Còn các doanh nghiệp logistics nội địa Việt Nam thường không có chương trình đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên mà chỉ đơn thuần là người đi trước có kinh nghiệm truyền lại cho người đi sau. Vì thế Chính phủ có thể hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua việc khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, các Viện mở chương trình đào tạo chuyên sâu về Logistics; có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp,các trường, các Viện đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt; cấp kinh phí xây dựng các giáo trình Logistics chuẩn mực và cập nhật. Trước hết, một biện pháp thiết thực và trực tiếp tác động tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics là nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của các giảng viên giảng dạy. Vì thế, trong chương trình cung cấp học bổng nhà nước, cần ưu tiên cho lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về Logistics dành cho các giảng viên có thể tham dự các khóa đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ Logistics ở nước ngoàinhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngành này tại Việt Nam.Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có thể thúc đẩycác thương hội, hiệp hội xúc tiến mở triển lãm về logistics, hội thảo về logistics nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác và nâng cao chất lượng nhân lực logistics.

Hai là, Chính phủ cần quan tâm đến một số vấn đề có tác động gián tiếp tới sự phát triển logistics Việt Nam, cụ thể là:

(1) Ổn định an ninh chính trị và xã hội tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics, đảm bảo sự ổn định về kinh tế, tiền tệ, tài chính;

(2) Tăng cường an ninh trên các tuyến quốc lộ, đảm bảo an toàn cho hoạt động vận tải đường bộ;Tăng cường hỗ trợ an ninh, an toàn vận tải biển, chống cướp biển và cứu hộ tàu thuyền;Tăng cường các biện pháp an ninh, an toàn cho kho bãi, các trạm trung chuyển, tránh xảy ra tình trạng mất trộm hàng hóa;

(3) Chống tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc quản lý hoạt động logistics, đặc biệt là xử lý triệt để tình trạng mãi lộ, cò mồi...;

(4) Hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thành lập Hiệp hội Logistics. Bước đầu, Chính phủ có thể hỗ trợ bằng cách cử các chuyên gia về logistics tham gia giúp Hiệp hội xây dựng cấu trúc, phương thức hoạt động trong thời gian đầu. Mục đích hoạt động của Hiệp hội chủ yếu là cung cấp những kiến thức cơ bản về logistics, những kinh nghiệm có được từ thực tiễn, chuẩn hóa các thủ tục kinh doanh cho hội viên, là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước trong việc đề ra các chính sách

quy hoạch và phát triển ngành nghề; tư vấn cho doanh nghiệp về mặt luật pháp quốc tế, thông tin thị trường và khách hàng, bảo vệ hội viên khi gặp rào cản và tranh chấp trong thương mại quốc tế; giải quyết các tranh chấp không lành mạnh giữa các hội viên với nhau cũng như giữa các hội viên với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; cùng nhau xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực cho logistics. Nếu thực hiện tốt những vai trò nêu trên, Hiệp hội sẽ thu hút sự tham gia của ngày càng nhiều hội viên và chắc chắn sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển ngành Logistics ở Việt Nam.

(5) Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về Logistics trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân về Logistics, làm rõ vai trò của phát triển và nâng cao hiệu quả logistics trong sản xuất, kinh doanh hay lợi ích của việc thuê ngoài (outsourcing) dịch vụ logistics. Tất cả những điều đó góp phần gia tăng nhận thức về logistics và gia tăng hiệu quả logistics của nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Trong quá trình toàn cầu hóa, logistics ngày càng đóng một vai trò quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay, Logistics ở Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, trình độ phát triển thấp và hiệu quả chưa cao. Với mục tiêu tìm hiểu kinh nghiệm phát triển logistics của một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhằmđưa ra đề xuất phát triển logistics Việt Nam một cách hiệu quả, Luận án đã tập trung làm rõ những vấn đề sau:

Luận giải một cách khoa học về những lý luận cơ bản về logistics. Luận án đã luận giải logistics ở góc độ tiếp cận lịch sử kết hợp với phân tích, tổng hợp các quan niệm về logistics và những hoạt động logistics ở góc độ vi mô làm cho phạm trù “logistics” được hiểu một cách tường minh và qua đó thấy rõ được vai trò quan trọng của logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng, cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung. Từ những luận giải ở góc độ vi mô, kết hợp với nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển ngành dịch vụ Logistics, Luận án đã chỉ ra nội dung phát triển logistics quốc gia trên bình diện vĩ mô. Muốn phát triển logistics quốc gia để tạo dựng những điều kiện thuận lợi nhất, tối ưu nhất cho hoạt động logistics doanh nghiệp thực hiện hiệu quả thì cần phải tác động tới cả 4 yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia, đó là: hệ thống hạ tầng cơ sở logistics, khung thể chế logistics, người cung cấp dịch vụ logistics và người sử dụng dịch vụ logistics.

Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển logistics ở 3 quốc gia Đông Nam Á là Singapore, Malaysia và Thái Lan dựa trên nhưng phân tích chuyên sâu về 4 yếu tố cấu thành hệ thống logistics và trên cơ sở chỉ số LPI. Luận án đã chỉ ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong phát triển logistics ở mỗi quốc gia. Kết quả phân tích cho thấy, điều kiện tự nhiên và sự ổn định kinh tế - xã hội là những yếu tố cần thiết để phát triển logistics, nhưng định hướng phát triển logistics quốc gia và nhận thức, vai trò của chính phủ mới là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ và hiệu quả phát triển logistics ở các quốc gia đó. Kinh nghiệm của các quốc gia này gợi mở những bài học quý cho Việt Nam trong việc phát triển logistics ở nhiều góc độ của hệ thống logistics quốc gia, đó là: (1) Nhận thức đúng về vai trò của logistics trong phát triển kinh tế, (2) Phát triển hạ tầng cơ sở vật chất đi đôi với phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, (3) Xây dựng khung thể chế thuận lợi cho logistics, (4) Phát triển nguồn cung và cầu logistics trong nền kinh tế, (5) Lựa chọn phương hướng và lộ trình phát triển dựa trên điều kiện và năng lực kinh tế quốc gia, (6) Có kế hoạch đầu tư phát

triển theo từng giai đoạn phù hợp có tính đến sự phát triển dài hạn, (7) Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển logistics, (8) Chính phủ cần nắm vai trò chủ đạo trong việc phát triển các nội dụng quan trọng liên quan đến sự phát triển logistics.

Trên cơ sở rà soát tổng quát thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam, Luận án đã chỉ ra những điểm yếu, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản của tình trạng yếu kém trong phát triển logistics ở Việt Nam.

Để nhanh chóng phát triển logistics quốc gia, trên cơ sở nhữngbài học kinh nghiệm phát triển logistics ở Singapore, Malaysia và Thái Lan, Luận án đưa ra 4 nhómđề xuấtnhằm phát triển logistics ở Việt Nam dưới góc độ vĩ môbao gồm: (1) Phát huy vai trò của Chính phủ (đổi mới tư duy, tăng cường vai trò của Chính phủ, lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực con người và vật chất cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển logistics), (2)Phát triển hạ tầng cơ sở logistics (đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở về giao thông vận tải, đầu tư và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin), (3) Xây dựng, điều chỉnh khung thể chế nhằm tạo lập môi trường cho logistics phát triển (xây dựng khung thể vĩ mô, hiện đại hóa hải quan và các thủ tục thông quan khác, ban hành chính sách ưu đãi để thúc đẩy đầu tư vào logistics) và các đề xuất khác liên quan phát triển nguồn nhân lực và tạo điều kiện gián tiếp hỗ trợ hoạt động logistics. Các đề xuất trên xoay quanh các vấn đề để phát triển cả 4 yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia. Với đặc trưng của ngành logistics và thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam còn thấp thì vai trò của Chính phủ càng quan trọng trong việc thúc đẩy logistics quốc gia phát triển.

Tuy nhiên, trong khung khổ nghiên cứu có hạn về tài liệu và rất hạn chế trong cơ hội tiếp cận trực tiếp những người quản lý, người làm chính sách, người sử dụng và người cung ứng dịch vụ logistics bởi sự xa cách địa lý giữa Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, nên một số khía cạnh tác giả chưa có điều kiện phân tích sâu. Tác giả hy vọng có thể có điều kiện phân tích sâu hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo./.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 153 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w