Đầu tư và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 149 - 150)

Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

3.4.2.2. Đầu tư và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin

Hạ tầng công nghệ thông tin là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của logistics. Vì vậy để thực thi thành công chiến lược phát triển logistics, Chính phủ cần phải xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin quốc gia nhằm phục vụ nền kinh tế xã hội nói chung và logistics nói riêng. Hạ tầng cơ sở thông tin phục vụ cho hoạt động logistics bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống internet...

Quan trọng hơn, Chính phủ phải xây dựng hệ thống chuẩn quốc gia về dữ liệu để xây dựng được hệ thống dữ liệu đầy đủ, có khả năng truy xuất và liên kết dữ liệu của tất cả các ngành kinh tế. Việc này cho phép dịch vụ logistics có thể tiếp cận và kết nối với các hoạt động khác của nền kinh tế, vừa nâng cao hiệu quả logistics, vừa tạo khả năng mở rộng và phát triển thị trường logistics trong nước. Đồng thời, dữ li, thông tin được chuẩn hóa hướng tới những chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế (chuẩn EDI), đi đôi với việc nâng cấp hệ thống cáp quang, nâng cao công suất băng thông, gia tăng tốc độ đường truyền và nâng cấp các thiết bị đầu cuối đạt chuẩn thì mới tạo được khả năng hỗ trợ logistics Việt Nam tham gia vào hệ thống logistics của khu vực và thế giới.

Không chỉ khuyến khích mà Chính phủ cần phải có các quy định bắt buộc ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics. Các cơ quan chính phủ, các Bộ/Ban/Ngành phải là các đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Các doanh nghiệp cung ứng logistics phải có hệ thống quản lý, thống kê, theo dõi giám sát hoạt động logistics đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu vừa nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và cũng đảm bảo hiệu quả và an toàn hơn cho doanh nghiệp. Kèm theo các quy định bắt buộc, Chính phủ có thể hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp thực hiện và áp dụng qua việc cung cấp phần mềm quản lý, cung cấp thiết bị kết nối cơ bản và cung cấp các khóa đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp.

Thương mại điện tử là xu thế đang phát triển ngày càng mạnh trong hoạt động thương mại quốc tế nên Chính phủ cần quan tâm quản lý và hỗ trợ hoạt động này. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển, tạo một môi trường an toàn trong thương mại điện tử, đặc biệt là thanh toán trực tuyến.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w