Thực trạng phát triển logistic sở Malaysia 1 Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 72 - 73)

Biểu đồ 2.1 Chỉ số LPI Singapore,

2.2.Thực trạng phát triển logistic sở Malaysia 1 Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu

2.2.1. Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu

Malaysia có diện tích 329,657 km2, lãnh thổ gồm hai phần cách nhau 531km, dân số khoảng trên 29 triệu người, nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á, phía Tây là bán đảo Malaysia và quần thể các đảo ở ngoài khơi, phía Bắc giáp với Thái Lan, phía Nam giáp với Singapore. Phía Đông Malaysia giáp với phần phía Nam đảo Borneo, Brunei và Indonesia. Trước đây, Malaysia là thuộc địa của Bồ Đào Nha, Anh, Nhật và chính thức trở thành quốc gia độc lập năm 1957. Sau khi tuyên bố độc lập,

Malaysia còn là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu. Từ những năm 1970 trở về trước, đất nước Malaysia còn nhiều bất ổn do vấn đề sắc tộc và chính trị. Bắt đầu từ thập niên 80, Chính phủ đã tập trung phát triển chính sách nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp hướng xuất khẩu thông qua các chính sách hấp dẫn đầu tư nước ngoài và trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc đến giữa những năm 1990. Nền kinh tế chuyển dịch từ chỗ chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang phát triển công nghiệp chế tạo, hàng điện tử, máy tính. Nền kinh tế Malaysia cũng là một nền kinh tế mở, nhưng khác với Singapore, Malaysia có sản lượng tài nguyên dồi dào, điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nền kinh tế với cơ cầu có đủ 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Năm 2001, Chính phủ Malaysia đưa ra Chính sách tầm nhìn quốc gia (National Vision Policy - NVP) nhằm định hướng cho giai đoạn 2001 đến 2010 với mục tiêu tăng ngân sách cho giáo dục và hướng nền kinh tế theo hướng sản xuất công nghệ cao. Hiện nay Malaysia là một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là công nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức.

Bảng 2.6: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Malaysia

2010 2011 2012

GDP (ppp) 424,8 tỷ 447 tỷ 492 tỷ SD

xếp thứ 30 toàn cầu

GDP theo đầu người 15.000 USD 15.600 USD 16.900 USD

xếp thứ 74 toàn cầu

GDP theo ngành Nông nghiệp 12%; Công nghiệp 41%; Dịch vụ 47%

Lực lượng lao động 11,9 triệu

Mặt hàng nông nghiệp cao su, dầu cọ, bột ca cao, gạo, dừa, gỗ, hạt tiêu

Các ngành công nghiệp chế biến cao su, dầu cọ, công nghiệp nhẹ, thuốc, điện tử khai khoáng, chế biến gỗ, chế biển nông nghiệp, dầu khí v….v

Tổng Kim ngạch XNK 349.6 tỷ USD 406.1 tỷ USD 437 tỷ SD

Kim ngạch xuất khẩu 197 tỷ USD 227.5 tỷ USD 239,8 tỷ SD

Mặt hàng chính thiết bị điện tử, hóa chất, dầu mỏ và khí gas tự nhiên, các sản phẩm gỗ, dầu cọ, cao su, dệt may, hóa chất

Kim ngạch nhập khẩu 152.6 tỷ 178.6 tỷ USD 197,2 tỷ SD

Mặt hàng chính điện tử, máy móc, sản phẩm dầu khí, nhựa, xe cộ, sắt thép, hóa chất

Bạn hàng NK chính Trung Quốc 12.6%, Singapore 11.4%, Mỹ 10.7%, Thái Lan 6.2%, Indonesia 5.6%

Nguồn: Hồ sơ thị trường Malaysia, VCCI- Ban Quan hệ Quốc tế, năm 2013.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 72 - 73)