Lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực con người và vật chất cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển logistics

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 144 - 145)

Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

3.4.1.2. Lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực con người và vật chất cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển logistics

Chính phủ cần lập kế hoạch cụ thể để phát triển logistics Việt Nam theo từng giai đoạn. Lộ trěnh phů hợp với Việt Nam lŕ các kế hoạch 5 năm có điều chỉnh. Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2015-2020 là kế hoạch đồng bộ nhất, thực hiện những nội dung có tính chất nền tảng cho toàn bộ chương trình phát triển logistics. Các kế hoạch 5 năm tiếp theo sẽ định hướng phát triển sâu vào từng lĩnh vực, điều chỉnh và khắc phục các vấn đề còn tồn tại và các vấn đề phát sinh. Chính phủ, ngay từ bây giờ cần bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch một cách nghiêm túc, khoa học và đến giữa năm 2014 phải có được Chương trình phát triển logistics quốc gia 5 năm lần thứ nhất (2015- 2020).

Dựa trên Chương trình phát triển logistics quốc gia 5 năm lần thứ nhất 2015- 2020, Chính phủ sẽ chuẩn bị các nguồn lực thực hiện bằng các việc cụ thể như thành lập Ban chuyên trách chính phủ về phát triển logistics quốc gia bao gồm các chuyên gia logistics, chuyên gia của các Bộ/Ngành hữu quan, cân đối ngân sách quốc gia cho các hạng mục đầu tư cần thiết, tìm kiếm nguồn ngân sách bổ sung từ viện trợ, vay vốn. Chậm nhất là đến giữa năm 2015, các điều kiện về nhân lực, nguồn lực kinh tế phải được đảm bảo khả thi. Về cơ cấu, các thành phần cốt yếu cần phải có trong Ban

chuyên trách Chính phủ về phát triển logistics quốc gia là:

- Trưởng ban: là đại diện Chính phủ, do Phó Thủ tướng trực tiếp đảm

nhiệm.

- Các Ủy viên thường trực: gồm lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải,

Công thương, Tài chính, Bưu chính Viễn thông, Tài nguyên và Môi trường.

- Các Ủy viên: gồm lãnh đạo các Tổng cục, Tổng Công ty gồm Tổng

cục Hải quan, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam,

Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục Đường sắt Việt Nam, Tổng cục bưu chính viễn thông Việt Nam.

- Nhóm tư vấn cơ hữu gồm các chuyên gia về logistics và chuyên gia

trong từng lĩnh vực tương ứng với các lĩnh vực của hạ tầng logistics.

- Nhóm tư vấn sự vụ gồm các chuyên gia, bao gồm cả chuyên gia nước

ngoài, tham gia trong từng nghiên cứu cụ thể.

- Các phòng ban hỗ trợ. mỗi phòng, ban sẽ hỗ trợ từng lĩnh vực cụ thể

của hệ thống logistics.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể cần được xác định cụ thể và chi tiết, tập trung chủ yếu trong các nhiệm vụ cơ bản như sau:

1) Nghiên cứu đánh giá toàn diện điều kiện thực tiễn của Việt Nam; 2) Xây dựng các định hướng cơ bản cho phát triển logistics;

3) Xây dựng các kế hoạch thực hiện theo từng thời kỳ;

4) Quy hoạch nguồn lực phục vụ triển khai thực hiện các kế hoạch cụ thể; 5) Giám sát, đánh giá và điều chỉnh các kế hoạch và công tác triển khai thực

hiện kế hoạch.

3.4.2. Nhóm đề xuất liên quan đến phát triển hạ tầng cơ sở logistics3.4.2.1. Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở về giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w