Xây dựng và phát triển hạ tầngcơ sởvật chất

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 130 - 133)

Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

3.2.2. Xây dựng và phát triển hạ tầngcơ sởvật chất

Sự phát triển logistics của các nước Singapore, Malaysia và Thái Lan đều cho thấy một điểm chung là cần phải nhận định và xây dựng kế hoạch phát triển logistics trên cơ sở phát triển hạ tầng, đặc biệt là các hạ tầng cơ sở phục vụ cho logistics gồm Cảng biển, Sân bay, Đường bộ, Đường sắt, Kho bãi, trạm trung chuyển, cảng cạn ICD, Khu tập trung logistics bởi lẽ hầu hết các hoạt động chính của logistics đều liên quan đến các hoạt động vận chuyển hàng hóa, tất yếu phải dựa trên hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng cơ sở giao thông. Những điểm sáng nhất trong những thành công về phát triển logistics của Singapore, Malaysia và Thái Lan đều liên quan đến phát triển hạ tầng cơ sở logistics.

Logistics Singapore không thể có được vị trí số 1 thế giới nếu không có hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại và hoạt động bài bản như hiện nay. Malaysia cũng khó có thể có được một vị thế năng lực logistics cao trong khu vực nếu không có hệ thống cảng biển đa dạng, quy mô lớn cùng với sân bay Kuala Lumpur công suất rất lớn và hệ thống đường bộ đẹp nhất khu vực Châu Á. Logistics Thái Lan cũng sẽ không có vị trí đáng kể nếu như không có hệ thống đường bộ được phát triển mạnh trong thời gian gần đây cùng với sân bay Suvanarbhumi tầm cỡ hàng đầu thế giới. Hạ tầng cơ sở mặc dù không phải là yếu tố duy nhất hay quan trọng nhất tạo nên sự phát triển của logistics nhưng thực tế và kết quả phát triển logistics của các quốc gia Singapore, Malaysia và Thái Lan đều khẳng định hạ tầng cơ sở là yếu tố cơ bản nhất cần có nếu muốn phát triển logistics và có thể khẳng định phát triển logistics dựa trên phát triển hạ tầng cơ sở được xem là một nguyên tắc chuẩn mực.

Cùng một mục tiêu, cùng một nội dung nhưng cách thức phát triển hạ tầng cơ sở của các quốc gia đang xem xét rất khác nhau.

Ở Singpore, trong việc phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển kinh tế nói chung và phát triển logistics nói riêng, Singapore đã có những định hướng đúng đắn ngay từ thời kỳ đầu phát triển và triển khai nghiêm túc chiến lược phát triển trên cơ sở đầu tư tối đa cho hệ thống hạ tầng hiện đại.

Ở Malaysia, công cuộc phát triển hạ tầng cơ sở logistics có một đặc trưng là sự tập trung điều hành và thực thi xây dựng hạ tầng cơ sở trong tay Chính phủ liên bang, qua đó điều phối ngân sách để đảm bảo cho xây dựng hạ tầng cơ sở, kiên quyết thực hiện các dự án, công trình hạ tầng đúng tiến độ, đúng chất lượng. Điều này đã đem lại cho Malaysia một hệ thống hạ tầng đồng bộ và tiên tiến như hiện nay. Kinh nghiệm của Chính phủ Malaysia là linh hoạt trong việchuy động, kết hợp các nguồn lực

quốc gia. Việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ với chất lượng cao có đóng

góp không nhỏ từ các nhà đầu tư tư nhân. Các nguồn lực từ nhóm kinh tế tư nhân được Chính phủ định hướng vào các hoạt động bổ trợ cho logistics như xây dựng hệ thống kho bãi, mua sắm trang bị các hệ thống bốc xếp hiện đại, các dây chuyền đóng gói tiên tiến, mua sắm các phương tiện vận tải có năng lực lớn… Sự kết hợp giữa Chính phủ và kinh tế tư nhân trong mô hình của Malaysia đã tạo đà phát triển, gia tăng sức mạnh của hệ thống logistics, đem lại lợi ích thiết thực cho nhóm kinh tế tư nhân cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của logistics nội địa Malaysia.

Thái Lan đã nỗ lực huy động nguồn lực đầu tư mạnh cho những hạ tầng trọng yếu, tuy nhiên do chưa có một chiến lược phát triển tổng thể hệ thống hạ tầng cơ sở, thêm vào đó, Chính phủ lại phải đương đầu với các vấn đề bất ổn chính trị nên hệ thống hạ tầng giao thông chưa đạt những kết quả tích cực và vẫn đang cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện.

Từ bài học phát triển của mỗi quốc gia đã xem xét, cần phải lưu ý rằng việc phát triển hạ tầng cơ sở logistics là một nội dung rất phức tạp. Phát triển hạ tầng cơ sở logistics đòi hòi một định hướng đúng đắn, cần có kế hoạch toàn diện, được thực hiện trong thời gian dài và tiêu tốn nhiều nguồn lực quốc gia.

Như vậy, muốn phát triển logistics chắc chắn phải phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở logistics, tuy nhiên, việc định hướng phát triển trọng tâm vào nhóm hạ tầng cơ sở nào, mức độ và tỷ lệ đầu tư vào hạ tầng cơ sở nói chung và từng hạng mục nói riêng ở mỗi quốc gia có những điểm khác biệt. Thêm vào đó, phát triển hạ tầng cơ sở vật chất phải dựa trên điều kiện địa lý tự nhiên trên cơ sở khai thác thuận lợi và hạn chế khó khăn.

Điều kiện địa lý, tự nhiên của Việt Nam, nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực thì có thể nói là rất thuận lợi cho logistics phát triển. Nằm ở vị trí chiến lược thuộc trung tâm Đông Nam Á, có đường bờ biển dài với nhiều cảng nước sâu, địa hình trải dọc đều từ Bắc xuống Nam, đường biên giới trên bộ tiếp giáp với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Với một địa hình như vậy, nếu Việt Nam định hướng phát triển 3 nhóm hạ tầng chính là vận tải đường biển và vận tải đường bộ kết hợp đường sắt là phù hợp nhất. Với địa hình dài hẹp, Việt Nam sẽ thuận lợi khi phát triển một tuyến đường xương sống từ Bắc xuống Nam, từ trục Bắc - Nam này có các đường kết nối sang phía Đông tới các cảng dọc theo đường bờ biển và các tuyến kết nối sang phía Tây tới hệ thống đường cao tốc xuyên Á. Hệ thống vận tải này bao gồm cả đường bộ và đường sắt chạy song song. Hệ thống cảng biển tập trung phát triển các cảng nước sâu. Phương án phát triển này vừa đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên, vừa tạo được sự tâp trung cần thiết, tránh dồn sức đầu tư toàn diện như Malaysia.

Cùng với hệ thống hạ tầng cơ sở, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Singapore và tránh những vướng mắc của Malaysia trong việc phát triển hệ thống phụ trợ cho hạ tầng logistics bao gồm kho bãi và hệ thống hỗ trợ quản lý vận hành kho bãi. Phát triển sau các nước trong khu vực về mảng logistics, Việt Nam rất khó để trở thành một trung tâm lưu chuyển hàng hóa trong thời gian ngắn cộng với hạ tầng sân bay còn hạn chế, ít cảng nước sâu, đường sá nhỏ hẹp thì lượng hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam sẽ không nhiều mà chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa trong nước và hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu. Do vậy, Việt Nam không cần thiết phải đầu tư kho bãi theo hướng tăng quy mô mà nên tập trung đầu tư theo hướng hiện đại, tối ưu hóa năng lực bốc xếp để rút ngắn cũng như tạo thuận lợi cho các hoạt động logistics liên quan.

Bên cạnh đó, điều kiện Việt Nam cũng có thể cho phép áp dụng những bài học của các nước đã nghiên cứu trong việc phát triển các hạ tầng phụ trợ khác như các điểm tập trung đầu mối, các trung tâm logistics…Những hệ thống phụ trợ này sẽ phát huy hiệu quả rất cao nếu được lựa chọn triển khai tại các địa điểm phù hợp như một số cửa khẩu đường bộ trọng yếu hay các giao điểm của các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển. Các khu tập trung logistics (logistics park) là một mô hình rất phù hợp với một hệ thống sản xuất có tỷ lệ sản xuất hàng gia công cao như Việt Nam nhưng cũng chỉ cần tập trung tại một số khu vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt là các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w