Nhận thức đúng về vai trò của logistics trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 128 - 130)

Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

3.2.1. Nhận thức đúng về vai trò của logistics trong phát triển kinh tế

Không chỉ trên lý thuyết mà thực tế phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của logistics đối với phát triển kinh tế quốc gia. Vì vậy, chỉ khi nhận thức được tầm quan trọng của logistics thì một quốc gia mới cóđược những định hướng phát triển đúng đắn, có những nghiên cứu hiệu quả để hoạch định ra các chiến lược và kế hoạch phát triển cụ thể và chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, tài chính cho phát triển logistics.

Thành công của Singapore, Malaysia đều dựa trên những quan điểm và ý thức nghiêm túc về vai trò của logistics trong phát triển kinh tế. Nếu như Singapore đã có được nhận thức đúng về vai trò quan trọng của logistics để định hướng phát triển đúng

đắn ngay từ những ngày đầu phát triển kinh tế thì Malaysia, dù có chậm trễ hơn nhưng lại có những điều chỉnh quyết liệt trong định hướng phát triển. Thái Lan, dù những động thái phát triển logistics mới trở nên rõ rệt trong những năm gần đây nhưng cũng đã đem lại nhiều kết quả rất tích cực, thể hiện rõ sự quan tâm rất nghiêm túc và đúng đắn đối với lĩnh vực logistics. Mức độ phát triển logistics của 3 quốc gia nói trên còn cho thấy một thực tế rõ ràng rằng quốc gia nào nhận thức đúng và quan tâm phát triển logistics càng sớm thì càng gia tăng năng lực cạnh tranh và đạt được mục tiêu của phát triển logistics bền vững.

Một điểm cần lưu ý trong bài học về nhận thức đúng vai trò của logistics là sự nhận thức này trước hết phải từ phía chính phủ là người có khả năng hoạch định chiến lược phát triển, huy động nguồn lực và thực thi kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia nói chung và phát triển logistics quốc gia nói riêng. Nhận thức đúng của Chính phủ kèm theo những hành động hợp lý của Chính phủ sẽ tạo dựng được nền tảng, môi trường cho logistics phát triển và từ đó sẽ kéo theo sự chuyển biến về nhận thức của các thành phần tham gia trong hệ thống logistics quốc gia mà cụ thể là người cung cấp và người sử dụng dịch vụ logistics. Sự nhất quán trong nhận thức về vai trò của logistics như vậy sẽ tạo nên một hệ thống logistics thực sự hoạt động và hoạt động có hiệu quả.

Đối với Việt Nam, nhận thức của Chính phủ về vai trò của logistics còn khá mờ nhạt. Cho đến nay, chưa có một Hội nghị cấp cao nào bàn về Phát triển logistics quốc gia. Chính phủ cũng chưa có những chính sách cụ thể để thúc đẩy ngành logistics phát triển. Vì vậy, logistics Việt Nam phát triển một cách tự phát ở trình độ thấp dựa trên nhu cầu sản xuất kinh doanh chứ không phải phát triển một cách chủ động dưới sự thúc đẩy của Chính phủ. Có thể thấy yếu tố nhận thức của Chính phủ là yếu tố chủ quan nhưng lại có tính chất quyết định đến việc phát triển logistics. Chỉ khi có nhận thức đúng đắn về logistics thì khi đó logistics Việt Nam mới có thể thực sự phát triển. Khả năng áp dụng những bài học kinh nghiệm về nhận thức đối với Việt Nam không hề đơn giản vì nó đòi hỏi một sự nhất quán trong nhận thức từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng Bộ, Ngành liên quan.

Không chỉ Chính phủ mà nhận thức của các thành phần tham gia trong hệ thống logistics của Việt Nam còn khá mờ nhạt. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics chưa thực sự coi logistics là một ngành dịch vụ có giá trị phát triển mà hiện tại chỉ tham gia hoạt động logistics theo hướng chạy theo đáp ứng nhu cầu, tham gia một cách thụ động vì mục tiêu lợi ích ngắn hạn. Cùng với đó, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ

logistics thấp, phần lớn các doanh nghiệp, người sản xuất chưa có một cách nhìn đúng đắn về lợi ích có tính cơ bản, hệ thống do logistics đem lại mà chỉ nhìn nhận vai trò của logistics từ những lợi ích riêng rẽ trong từng hoạt động, thậm chí coi logistics như một nhân tố phụ trợ trong hoạt động kinh doanh hoặc không quan tâm. Một hệ thống logistics có hiệu quả thực sự đối với những đối tượng tham gia trong hệ thống tự nó sẽ thay đổi nhận thức của đối tượng về vai trò và tầm quan trọng của phát triển logistics.

Do đó, điều kiện để Việt nam có thể phát triển logistics trước tiên là xác định “logistics là lĩnh vực ưu tiên cần nhanh chóng thúc đẩy”, vì thế, trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có các chính sách quốc gia liên quan nhằm hướng tới mục tiêu này.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 128 - 130)