Biểu đồ 2.1 Chỉ số LPI Singapore,
2.2.2.1. Hạ tầngcơ sở logistics
Malaysia đẩy mạnh đầu tư xây dựng cả hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng thông tin, viễn thông.
Thứ nhất, hệ thống hạ tầng giao thông vận tải được đầu tư đồng bộ và toàn diện.
Malaysia liên tục duy trì sự phát triển hạ tầng cơ sở và đã gặt hái nhiều thành công, trở thành quốc gia có hệ thống hạ tầng cơ sở phát triển nhất trong số các nước công nghiệp mới của Châu Á. Chính phủ Malaysia cương quyết dồn toàn bộ nỗ lực để mở rộng và phát triển hạ tầng cơ sở. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ Malaysia đã có nhiều biện pháp rất cương quyết, thậm chí có tính cực đoan khi tập trung toàn bộ đầu mối điều hành phát triển hạ tầng vào tay Chính phủ liên bang. Với cơ chế này, Chính phủ Malaysia có thể triển khai xây dựng, làm mới, nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng từ đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không trên toàn lãnh thổ. Chính phủ cũng rất kiên định trong việc đảm bảo lộ trình xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở, bất chấp những giai đoạn kinh tế suy thoái chung trong toàn khu vực và thế giới, các nguồn vốn đầu tư dành cho hạ tầng cơ sở luôn được đảm bảo, các dự án hạ tầng trọng yếu luôn được thực hiện đúng tiến độ, điển hình là dự án xây dựng sân bay quốc tế Kuala Lumpur với kinh phí lên tới 3,5 tỷ USD hoàn thành năm 1998 và dự án đầu tư cảng K’lang kéo dài liên tục từ năm 1986 đến năm 1993 với nhiều giai đoạn.
Nhận thức vận tải biển đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế bởi đây là phương thức vận tải chính trong hoạt động vận tải quốc tế, vì thế Chính phủ Malaysia rất quan tâm đến đầu tư vào hệ thống cảng biển. Hệ thống cảng biển của Malaysia được chia thành 2 nhóm là cảng liên bang và cảng bang. 7 cảng biển liên bang là: K’lang, Penang, Johor, Tanjung Pelepas, Kuantan, Kemaman và Bintulu đều được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, trong đó cảng Bintulu có thể bốc xếp khí hóa lỏng và 2 cảng (K’lang, Tanjung Pelepas) nằm trong top 20 cảng biển lớn nhất thế giới.
Malaysia có hệ thống đường bộ rộng lớn và thuộc nhóm nước có đường bộ đẹp nhất Châu Á với tổng chiều dài 63.445km. Các hệ thống cao tốc Bắc - Nam, hệ thống cao tốc New Klang Valley Expressway (NKVE) và hệ thống Federal Highway Route 2
(FHR2) là những hệ thống hạ tầng đường bộ lớn nhất phục vụ cho các hoạt động vận tải ở Malaysia. Malaysia có 848km đường cao tốc nối toàn bộ các khu công nghiệp lớn với các đô thị trung tâm trên toàn lãnh thổ khởi đầu từ Bukit Kayu Hitam ở phía Bắc bang Kedah State tới vùng Johor Bahru thuộc bang Johor ở phía Nam. Hệ thống đường cao tốc Đông - Tây là một phần trong hệ thống đường cao tốc liên Á kết nối Thái Lan và Malaysia có chiều dài 115km.
Từ những năm 1990, Malaysia rất tích cực xây thêm nhiều sân bay nhằm phát triển dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không. Các sân bay được xây dựng thậm chí ở cả những thành phố nhỏ với kinh phí đầu tư tương đối lớn. Các hãng hàng không của Malaysia đang được tư nhân hóa và nước ngoài không được phép sở hữu trên 30% cổ phần. Hiện Malaysia có 54 sân bay, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vận tải quốc tế tại các sân bay quốc tế hiện đại.Sân bay lớn nhất Malaysia là sân bay quốc tế Kuala Lumpur - KLIA, nằm cách thủ đô Kuala Lumpur 50km về phía nam, có công suất đáp ứng 25 triệu lượt khách và 650.000 tấn hàng hóa mỗi năm. Mọi thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua sân bay KLIA đều được tự động hóa nên cắt giảm rất nhiều thời gian. Trong vòng 2 năm kể từ khi đi vào hoạt động, sân bay KLIA đã đứng đầu trong bảng xếp hạng sân bay thương mại tốt nhất (theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế AITA) và được xếp hạng thứ 2 trong danh sách các sân bay có dịch vụ tốt nhất Châu Á, sau sân bay Incheon Seoul, Hàn Quốc (đánh giá của Ủy ban Hàng không Quốc tế theo chuẩn Geneva) [108].
Hệ thống đường sắt quốc gia Malaysia có tổng chiều dài 1.849 km. Ngoài ra, Malaysia còn có hệ thống đường sắt hạng nhẹ (Light Rail Transit) được sử dụng tại một số thành phố như Kuala Lumpur. Mạng đường sắt cao tốc Peninsular Malaysia chuyên dùng để phục vụ các ngành công nghiệp. Tuyến đường sắt cao tốc kết nối các trung tâm phát triển chính với các hệ thống cảng biển và sân bay trên toàn bán đảo và là một phương tiện vận tải hàng hóa rất hiệu quả. Tuyến dịch vụ vận chuyển container Kuala Lumpur-Bangkok-Kuala Lumpur (được biết đến với tên gọi Asean Rail Express (ARX)) đã được quy hoạch mở rộng trở thành Hệ thống đường sắt xuyên Á chạy qua các quốc gia Singapore, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và kết thúc tại Côn Minh, Trung Quốc.
Thứ hai, không ngừng nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầngcơ sở thông tin, viễn thông.
Mạng lưới viễn thông của Malaysia chỉ đứng thứ hai sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á với 4,7 triệu thuê bao cố định và hơn 30 triệu thuê bao di động. Hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông của Malaysia bao gồm hệ thống cáp quang rộng khắp toàn lãnh thổ theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ năm 2007, Malaysia đã gần như hoàn thành việc phủ tuyến cáp quang toàn quốc và đến năm 2007 đã phổ cập internet cho trên 50% dân số. Số người sử dụng internet tại Malaysia tăng đều mỗi năm từ 1,8 đến 2,3%, đạt mức 17,6 triệu người dùng năm 2011 [108] đã cho thấy sự phát triểncông nghệ thông tin của Malaysia. Đây là một trong những nền tảng hạ tầng quyết định cho sự phát triển logistics của Malaysia trong những năm qua. Bất chấp tình trạng thụt lùi của nền kinh tế do khó khăn chung trong thời kỳ suy thoái của kinh tế khu vực và thế giới, Chính phủ Malaysia vẫn tiếp tục sắp xếp vốn để đầu tư thêm vào công nghệ thông tin và hạ tầng viễn thông, trong đó có việc triển khai dự án Siêu xa lộ thông tin - Multimedia Super Corridor (MSC).
Biểu đồ 2.2: Số người sử dụng Internet của Malaysia, 2012
Nguồn: Malaysia Logistics Directory, 2012
Thứ ba, xây dựng hệ thống các cảng container nội địa (ICD) với vai trò là điểm liên kết các loại hình vận tải.
Chính phủ Malaysia chú trọng xây dựng các trạm container và các cảng thông quan nội địa (Inland Clearance Depot – ICD). Việc phát triển các ICD đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cấp và liên kết các phương tiện vận tải mang lại hiệu quả trong phân phối hàng hoá. Điều này đặc biệt cần thiết với một quốc gia có nhu cầu vận chuyển hàng hoá container gia tăng nhanh chóng và lãnh thổ với nhiều loại địa hình khác nhau như Malaysia. Các trạm container là nơi giao nhận và bảo quản hàng hoá bằng container. Ở đây có thể tiến hành cả việc sửa chữa vỏ container, tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu. Các trạm container này được bố trí ở điểm nằm sâu trong nội địa, được gọi là cảng cạn hay cảng thông quan nội địa.
Trước đây, các khu chứa container ở Malaysia chủ yếu được bố trí trong các cảng lớn, nhưng với chính sách thúc đẩy phân phối, lưu thông hàng hóa, Malaysia đã chuyển hướng xây dựng các trạm container nằm bên ngoài các cảng lớn. Việc xây dựng các trạm container bên ngoài các cảng lớn không những đảm bảo phân phối hàng hoá trong nội địa mà còn có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ các cảng chính. Hiện nay, Malaysia có 4 trạm container và cảng nội địa lớn nhất làtrạm container Ipoh,trạm container Padang Besar, cảng nội địa Nilai vàcảng nội địa Segamat.
Tất cả các trạm container và các cảng nội địa này đều được liên kết với các tuyến đường sắt, đường bộ, các cảng ở từng khu vực riêng đảm bảo việc luân chuyển vào và ra một cách thông suốt. Các trạm container và cảng nội địa này đều được cung cấp các dịch vụ hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông quan hàng hoá trước khi chúng được chuyên chở tới các cảng để làm thủ tục xuất hay nhập khẩu, tránh gây ùn tắc tại cảng.
Chính phủ Malaysia cho phép các công ty vận tải đường bộ và các công ty Logistics tư nhân được phép tham gia sở hữu các kho chứa container ở Malaysia. Với sự tham gia của khối kinh tế tư nhân, nhiều loại hình dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng được cung ứng bên cạnh các dịch vụ truyền thống. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, với sự tăng trưởng mạnh của sản xuất hàng hóa, ở các trạm container đã rải rác xuất hiện tình trạng ùn tắc hàng hóa.
Thứ tư, xây dựng các khu thương mại tự do (Free Commercial Zone – FCZ) với vai trò hỗ trợ các cảng chính trở thành trung tâm chuyển tải trong khu vực.
Mục đích của chính phủ Malaysia trong việc xây dựng các khu thương mại tự do là nhằm tạo ra một “cú huých” cho các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và dịch vụ tại các địa điểm có vị trí thuận lợi về địa lý với các quốc gia khác tại Đông Nam Á và luân chuyển hàng hoá đến các nước trong khu vực. Với nỗ lực để đưa cảng K’lang (Westport và Northport) thành trung tâm chuyển tải của khu vực, chính phủ Malaysia đã quyết định lập cảng K’lang thành khu thương mại Tự do. Những cảng khác được hưởng quy chế Khu thương mại tự do là cảng Penang và cảng Johor. Trong các khu thương mại tự do, chính phủ Malaysia cho phép thực hiện các hoạt động như: chuyển tải, phân phối hàng hoá trong khu vực; các hoạt động thương mại; lưu kho hàng hoá; kiểm tra và lấy mẫu; và các dịch vụ giá trị gia tăng như đóng gói và tái đóng gói, dán nhãn, lắp đặt, sửa chữa hàng trong quá trình lưu kho hoặc chuyển tải, xếp hàng, phân loại và hợp nhất hàng hoá. Hàng hoá lưu chuyển trong khu thương mại tự
do được miễn phí hải quan, miễn phí lưu kho, miễn thuế cho hàng hoá nước ngoài chuyển tải qua cảng. Như vậy, hoạt động của khu tự do thương mại giúp tiết kiệm chi phí qua đó giảm được giá thành sản phẩm, giảm các rào cản trong quá trình chuyển tải và tái xuất khẩu, đơn giản hoá các thủ tục. Điều này phù hợp với mục tiêu của Malaysia là thúc đẩy thương mại phân phối và thúc đẩy việc thành lập các trung tâm thu mua hàng hoá quốc tế của các công ty đa quốc gia.
Thứ năm, các mức phí liên quan đến các hoạt động logistics liên tục được điều chỉnh nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động vận tải. Mức phí của Malaysiađã
được điều chỉnh theo hướng cắt giảm. Do vậy, đánh giá của các nhà cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics đã hài lòng hơn với các chi phí điều chỉnh, đặc biệt là chi phí liên quan đến cảng biển, sân bay. Chi phí đường sắt có chiều hướng tăng, phản ánh sự chuyển hướng của các hoạt động logistics sang phương tiện vận tải đường sắt thu hút sự quan tâm của các nhà cung ứng và sử dụng dịch vụ vận tải.
Bảng 2.7: So sánh sự thay đổi mức phí hạ tầng cơ sở vật chất của Malaysia giai đoạn 2007-2012
Năm tiến hành khảo sát 2007 2010 2012
Các mức phí / lệ phí Tỷ lệ đánh giá cho răng cao/rất cao
Cảng biển 25% 100% 22,22%
Sân bay 25% 83,33% 22,22%
Đường bộ 25% 66,67% 44,44%
Đưởng sắt 0% 16,67% 44,44%
Kho bãi - trạm chung chuyển 0% 50% 33,33%
Lệ phí 50% 0% 66,67%
Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report (2007, 2010, 2012), World Bank.
Có thể nói, Malaysia đã có được một hệ thống hạ tầng lớn nhất, đồng bộ nhất và có chất lượng cao trong toàn khu vực Đông Nam Á.Chất lượng hạ tầng cơ sở vật chất của Malaysia ngày càng được đánh giá tốt hơn. Toàn bộ các dịch vụ hạ tầng logistics phục vụ vận tải đều được cải thiện và nhận được sự ủng hộ từ phía các nhà cung ứng và sử dụng dịch vụ logisics Malaysia. Tuy nhiên, hệ thống kho bãi đang có xu hướng không đáp ứng được nhu cầu của logistics vận tải. Tình trạng quá tải tại các bãi container, năng lực bốc xếp giảm do quá tải, thời gian lưu kho cộng với chi phí phát sinh do lưu kho tăng đang làm giảm hiệu quả của hoạt động logistics.
Bảng 2.8: Đánh giá chất lượng hạ tầng cơ sở của Malaysia
Năm tiến hành khảo sát 2007 2010 2012 Chất lượng hạ tầng Tỷ lệ các đánh giá cho rằng kém/rất kém
Cảng biển - 83,33% 22,22%
Sân bay - 50% 0%
Đường bộ - 83,33% 11,11%
Đường sắt - 100% 22,22%
Kho bãi - trạm chung chuyển - 16,67% 25%
Viễn thông và công nghệ thông tin 0% 33,33% 11,11%
Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report (2007, 2010, 2012), World Bank.
Hệ thống hạ tầng chất lượng cao là nền tảng chủ yếu cho ngành dịch vụ logistics Malaysia phát triển mạnh mẽ và ổn định trong những năm qua.