Thực trạng phát triển logistic sở Thái Lan 1 Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 86 - 88)

Biểu đồ 2 3 Chỉ số LPI của Malaysia 2007 2010 –

2.3. Thực trạng phát triển logistic sở Thái Lan 1 Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu

2.3.1. Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu

Thái Lan có diện tích 513.115 km2 (lớn thứ 49 thế giới) với số dân hơn 67 triệu người, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển

logistics lục địa. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, tiếp giáp với Lào, Myanmar, Campuchia và Malaysia cho nên mọi giao dịch hàng hóa ASEAN đều phải đi qua Thái Lan. Hàng hóa được vận chuyển hoặc lưu kho trong nội bộ khu vực là phương thức nhanh nhất để thu được lợi nhuận tối đa từ thương mại tự do. Thêm nữa, Thái Lan đồng thời cũng tiếp giáp với Vịnh Thái Lan ở phía Đông và Ấn Độ Dương ở phía Tây cho phép có thể nối từ Thái Lan đến 2 thị trường rất lớn của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây có thể coi là lợi thế vị trí để phát triển thương mại và trung chuyển hàng hóa giữa Thái Lan và các nước trong khu vực châu Á.

Xuất phát từ một nước nông nghiệp truyền thống, Thái Lan hiện nay đã là một nước công nghiệp mới. Trong những năm gần đây nền kinh tế Thái Lan có xu hướng tăng trưởng mạnh tuy vẫn hàm chứa nhiều rủi ro. Kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao, trung bình gần 9% GDP (1985 – 1996).

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tháng 7/1997 làm cho kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng: mức tăng GDP năm 1998 là âm 10,5%; nợ nước ngoài khoảng 87 tỷ USD; các ngành sản xuất mũi nhọn như công nghiệp ô tô, dệt, điện tử suy giảm nghiêm trọng; thất nghiệp gia tăng.

Sau đó, kinh tế Thái Lan dần phục hồi nhờ phát triển thương mại quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu hiện chiếm hơn 80% giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Thái Lan ở mức 5-7%, ngoại trừ những năm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị trong nước, hay do thiên tai và ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng tài chính thế giới (2008).

Bảng 2.14: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Thái Lan

2010 2011 2012

GDP (ppp) 600,8 tỷ USD 609,8 tỷ USD 646,1 tỷ USD

xếp thứ 25 toàn cầu

GDP theo đầu người 9.400 USD 9.600 10.000 USD

xếp thứ 113 toàn cầu

GDP theo ngành Nông nghiệp 13%; Công nghiệp 43%; Dịch vụ 44%

Lực lượng lao động 39,77triệu(xếp thứ 16 toàn cầu)

Mặt hàng nông nghiệp gạo, cao su, sắn, ngô, mía, dừa, đậu,

Các ngành công nghiệp du lịch, dệt may, chế biến nông sản, đồ uống, thuốc lá, xi măng, sản xuất công nghiệp nhẹ, linh kiện điện tử, điện máy, nội thất, nhựa, vonfram(thứ 2 thế giới), thiếc(thứ 3 thế giới), ô tô và phụ tùng.

Kim ngạch xuất khẩu 193,5 tỷ USD 219,1 tỷ USD 218,1 tỷ USD

Bạn hàng XK chính Trung Quốc12%, Nhật Bản 10,5%,Mỹ9,6% , Hồng Kông 7,2%,Malaysia 5,4%, Singapore 5%, Indonesia 4,4%

Kim ngạch nhập khẩu 161,3 tỷ USD 202,1 tỷ USD 213,7 tỷ USD Bạn hàng NK chính Nhật Bản 18%, Trung Quốc 13,3%, UAE 6,3%, Mỹ 6%, Malaysia 5,4%,

Korea 4%.

Nguồn: Hồ sơ thị trường Thái Lan, VCCI- Ban Quan hệ Quốc tế, 2013.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w