Nhà cung cấp dịch vụ logisics tại Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 98 - 101)

Biểu đồ 2 3 Chỉ số LPI của Malaysia 2007 2010 –

2.3.2.3.Nhà cung cấp dịch vụ logisics tại Thái Lan

Tổng thương mại quốc tế của Thái Lan tăng 3,4 lần đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường dịch vụ logistics phát triển. Năm 2010, ngành dịch vụ logistics ở Thái Lan đã đóng góp 800 tỷ Bạt (tương đương 26.4 tỷ USD) trong GDP [69]

Các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Thái Lan hầu hết là 3PL của nước ngoài, trong đó có các LSP hàng đầu thế giới như TNT, DHL, Maesk, UPS… là các nhà cung ứng logistics đầy kinh nghiệm, có quy mô hoạt động rộng khắp trên toàn thế giới. Việc tham gia mạnh tại thị trường logistics Thái Lan của các hãng nổi tiếng trên đã đem đến chất lượng dịch vụ cao, mở rộng mạng lưới logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh tiêu dùng của thị trường Thái Lan. Với lợi thế địa lý là trung tâm của ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ và với sự hậu thuẫn lớn của hạ tầng cơ sở đã thu hút sự quan tâm mở rộng thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ 3PL trên thế giới ở cả hệ thống bán lẻ và hàng tiêu dùng.

Bên cạnh các nhà cung cấp 3PL nước ngoài có chất lượng dịch vụ cao và lợi ích nhóm thì các doanh nghiệp cung ứng logistics của Thái Lan rất yếu do mạng lưới kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu thông tin trong kỹ thuật quản lý logistics, hạn chế về vốn, công nghệ và thiếu kiến thức hệ thống. Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ logistics đa quốc gia đạt tỷ lệ tăng trưởng 72%

trong 5 năm qua trong khi con số này của các nhà cung ứng dịch vụ Thái Lan chỉ là 2,75%. Thái Lan chỉ có hơn 16 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics tương đối toàn diện và hơn 30 hãng tàu nhưng tổng vốn đăng ký của nhóm doanh nghiệp này chiếm chỉ khoảng 5% tổng vốn đăng ký ngành dịch vụ logistics.

Ở Thái Lan, toàn bộ các dịch vụ logistics quốc tế đều nằm trong sự quản lý của các LSP đa quốc gia. Các công ty cung ứng logistics nội địa hầu như chỉ tham gia những hoạt động logistics nhỏ, vận chuyển hàng hóa nội bộ theo các kênh phân phối nội địa, hoặc làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia. Xu thế này đã là một nét đặc trưng của hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ ở Thái Lan từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 và cho đến nay, nguồn cung dịch vụ logistics chủ yếu vẫn thuộc về các công ty cung ứng dịch vụ đa quốc gia.

Hiện nay, chính phủ Thái Lan đang khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường này để thúc đẩy cạnh tranh, nỗ lực thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các dịch vụ logistics tích hợp song song với quản lý có hiệu quả sản xuất và chuỗi cung ứng sản phẩm. Trong đó đặc biệt khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông tin để thực hiện quản lý và kiểm soát các hoạt động logistics.

2.3.2.4. Người sử dụng dịch vụ logistics

Cầu về dịch vụ logistics Thái Lan chủ yếu đến từ các doanh nghiệp và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Nền sản xuất Thái Lan có 2 nhóm sản phẩm truyền thống là nông nghiệp và hàng tiêu dùng. Các mặt hàng nông nghiệp Thái Lan thường xuất khẩu tới các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường có các tiêu chuẩn kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm khá chặt chẽ và gắt gao. Điều kiện đó buộc các nhà sản xuất nông nghiệp Thái Lan phải lựa chọn các LSP có năng lực tốt, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người nhập khẩu vì thế họ thường lựa chọn vẫn hướng vào các LSP của nước ngoài. Ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Thái Lan có xu thế hướng tới thị trường bán lẻ và phụ thuộc nhiều vào các đối tác phân phối nên các hoạt động logistics tham gia trong hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng chỉ tập trung ở việc cung ứng vật tư đầu vào với giá trị không lớn trong khi nguồn cầu dịch vụ logistics kinh doanh phân phối lại nhỏ lẻ và chủ yếu từ các đối tác trong khu vực. Một hoạt động sản xuất có tỷ trọng hàng hóa lớn của Thái Lan là gia công hàng hóa cho các nước công nghiệp phát triển. Trong điều kiện đó, việc quản lý hoạt động sản xuất, vận tải… và toàn bộ các hoạt động logistics do các đối tác trực tiếp thực hiện. Tất yếu, các đối tác đặt hàng gia công sẽ tự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và hầu hết đều chọn

các LSP đa quốc gia lớn để khai thác mạng lưới toàn cầu của các nhà cung cấp này nhằm tiết kiệm chi phí. Đây là điểm tốt trong việc hấp dẫn và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực logistics nhưng cũng không có nhiều cơ hội cho các nhà cung ứng dịch vụ logistics Thái Lan phát triển. Các LSP nội địa Thái Lan chỉ còn có khả năng phát triển các hoạt động dịch vụ logistics công, do nhà nước đầu tư và quản lý như các dịch vụ logistics sân bay, cầu cảng, kho bãi.

2.3.2.5. Đánh giá tổng quan

Trong những năm qua, chi phí logistics ở Thái Lan đã có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn ở mức cao. Chi phí logistics cao sẽ dẫn đến chi phí thương mại cao hơn, qua đó cản trở việc thực hiện các lợi ích từ việc tự do hóa thương mại cũng như sự tăng trưởng củanền kinh tế. Ước tính rằng cứ tăng 10% chi phí vận chuyển sẽ làm giảm khối lượng thương mại 20% và tăng gấp đôi chi phí vận chuyển dẫn đến làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP 0,5%. Giảm chi phí logistics là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Thái Lan trong thời gian qua. Mặc dù, những cải thiện về năng lực các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia ở Thái Lan thời gian qua đã làm giảm chi phí logistics, song mức giảm chưa nhiều.

Bảng 2.22: Tỷ trọng chi phí logistics trong GDP của Thái Lan, 2001-2010

Đơn vị: %

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Chi phí vận chuyển 9,9 8,8 8,4 8,0 8,5 8,8 8,9 9,1 8,3 8,7 Chi phí lưu kho 7,9 7,7 7,7 7,7 8,1 8,5 8,2 7,8 7,0 7,6 Chi phí quản lý logistics 1,8 1,6 1,6 1,6 1,7 1,7 1,7 1,7 1,5 1,6 Tông chi phí logistics 19,6 18,1 17,7 17,3 18,3 19 18,8 18,6 16,8 17,9

Nguồn: Thailand’s Logistics, The 8thThai Lan International Logistics Fair, Ministry of Commerce, 2011.

Bảng trên cho thấy chi phí logistics có thay đổi không rõ nét, sau năm 2006, chi phí logistics chỉ giảm nhẹ. Điều này cũng cho thấy sự thành công trong việc cắt giảm chi phí của Thái Lan còn hạn chế. Một số yếu tố chủ yếu làm chi phí logistics vẫn cao và hiệu quả logistics còn hạn chế, đó là:

Hạ tầng giao thông vận tải chưa đồng bộ khiến hoạt động vận chuyển còn gặp cản trở, đặc biệt vận tải đa phương thức. Hệ thống đường bộ còn có một số điểm yếu như mật độ lưu thông quá lớn, tuyến đường ngoằn ngoèo, thiếu các điểm đỗ cho xe tải hạng nặng, ô nhiễm, tốn nhiên liệu, chưa có tuyến xe chạy thông quốc gia nên vẫn phải sang hàng tại biên giới, trọng tải vận chuyển nặng nên đường sá nhanh hỏng. Hệ thống

đường sắt của Thái Lan quá lạc hậu, gần như không đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu vận tải quốc tế. Hệ thống cảng biển của Thái Lan khá đa dạng nhưng số lượng cảng nước sâu có thể cho phép tàu lớn neo đậu ít, quy mô các cảng hầu hết đều nhỏ và hệ thống đường liên kết tới cảng còn thiếu. Các phí cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt còn khá cao. Chậm trễ trong phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là rào cản để logistics Thái Lan vươn lên.Nguồn nhân lực yếu và lao động chủ yếu trình độ trung bình thấp, thiếu đội ngũ nhân viên logistics chuyên nghiệp. Công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics chưa được quan tâm.Một số chính sách và việc thực thi chính sách còn gây trở ngại cho các hoạt động logistics, nhất là chính sách liên quan đến thủ tục hải quan, quản lý nhà nước.Ngoài ra, tình hình chính trị dù đã tạm ổn định nhưng nguy cơ bất an vẫn rất cao, tình trạng tham nhũng chưa được cải thiện cũng ảnh hưởng đến tâm lý của những nhà đầu tư muốn tham gia phát triển logistics tại Thái Lan.

Bảng 2.23: Chỉ số LPI của Thái Lan các năm 2007, 2010 và 2012

Năm Xếp hạng Chỉ số LPI Hải quan Hạ tầng cơ sở Vận chuyển HH quốc tế Năng lực cung cấp DV Truy xuất đơn hàng Đúng hạn giao hàng (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2007 31 3,31 3,03 3,16 3,24 3,31 3,25 3,91 2010 35 3,29 3,02 3,16 3,27 3,16 3,41 3,73 2012 38 3,18 2,96 3,08 3,21 2,98 3,18 3,63

Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report (2007, 2010, 2012), World Bank. Thang điểm: 1 đến 5

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 98 - 101)