Xây dựng khung thể chế pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics thống nhất

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 150 - 151)

Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

3.4.3.1. Xây dựng khung thể chế pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics thống nhất

nhất

Cần phải cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Thương Mại 2005 về dịch vụ logistics, xây dựng hệ thống luật, quy định và bộ tiêu chuẩn cho ngành logistics để nâng cao sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, và đặc biệt khuyến khích sự phát triển của ngành logistics. Hiệu quả và sự phát triển logistics như đã phân tích liên quan rất nhiều đến thể chế logistics, đặc biệt ở các nước châu Á. Theo thống kê của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc UNSTATS, ở ASEAN hơn 30% tổng chi phí logistics bắt nguồn từ các thể chế và quy định pháp luật[24]. Vì thế, việc xây dựng khung thể chế pháp lý theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển logistics là cần thiết. Trong quá trình xây dựng các thể chế này, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Singapore và Malaysia. Trong quá trình xây dựng khung thể chế pháp lý, cần phải chú ý đến việc thực hiện lộ trình hội nhập dịch vụ logistics của các nước ASEAN mà Việt Nam đã cam kết. Đổng thời, cần có kế hoạch triển khai các Cam kết nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cả trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Nhà nước cần phổ biến rộng rãi lộ trình hội nhập trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các cuộc hội thảo để giúp các doanh nghiệp nắm vững thông tin về hội nhập, chủ động xây dựng kế hoạch cho công ty bởi khi mở cửa thị trường dịch vụ logistics, các công ty nội địa của Việt Nam sẽ không còn được hỗ trợ và phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà. Nếu không chủ động chuẩn bị thì các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô còn nhỏ bé, thiếu kinh nghiệm khó có thể tồn tại và phát triển được.

Bên cạnh đó, các Bộ, Ban, Ngành có liên quan tới hoạt động logistics cũng cần có những văn bản hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạch và đầu tư...Ban chuyên trách chính phủ về phát triển logistics quốc giacần có những nhóm chịu trách nhiệm: đảm bảo sự thống nhất giữa các luật và quy định liên quan đến

logistics, tránh bị chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau; kết nối các Bộ, Ban, Ngành có liên quan với các ứng dụng EDI và thương mại điện tử; nghiên cứu các đề xuất và ủng hộ xúc tiến các đề xuất nhằm phát triển ngành logistics; phối hợp chặt chẽ với các dự án nghiên cứu về logistics để xây dựng một định hướng phát triển, tầm nhìn cho ngành logistics cũng như những bước đi chiến lược cho ngành logistics của Việt Nam trong tương lai.

Để có thể tập hợp được các ý kiến tư vấn về lĩnh vực logistics, Chính phủ cũng có thể đứng ra thành lập diễn đàn logistics quốc gia. Thông qua diễn đàn này, các công ty logistics, các công ty sử dụng dịch vụ thuê ngoài logistics, các nhà nghiên cứu về logistics và các cơ quan quản lý có thể trao đổi ý kiến, đóng góp cho các dự thảo luật, quy định liên quan đến logistics và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành logistics ở Việt Nam.

Để phát triển các doanh nghiệp logistics, Chính phủ chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như các doanh nghiệp 3PL trong nước và gỡ bỏ các hạn chế, cản trở để các công ty 3PL, 4PL nước ngoài hoạt động thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w