Thể chế phát triển logistics tại Malaysia

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 79 - 85)

Biểu đồ 2.1 Chỉ số LPI Singapore,

2.2.2.2.Thể chế phát triển logistics tại Malaysia

Vai trò quan trọng của ngành dịch vụ logistics đang ngày càng được công nhận ở Malaysia. Hiện nay ngành dịch vụ logistics được coi như một ngành độc lập giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế hơn là một ngành có tính chất phụ trợ như quan điểm được nhìn nhận trước đây.Chính phủ Malaysia đã xây dựng chương trình phát triển dài hạn ngành dịch vụ Logistics đến năm 2020 trong Kế hoạch phát triển công nghiệp tổng thể lần thứ 3 (Third Industrial Master Plan – IMP3) giai đoạn 2006 – 2020 của Chính phủ. IMP3 đã định hướng chiến lược phát triển dịch vụLogistics với nội dung chủ yếu sau:

(1) Tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh ngành dịch vụ Logistics nhằm tạo đà thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá tại Malaysia;

(2) Phát triển ngành dịch vụ Logistics, đa dạng hoá các loại hình vận tải nhằm thúc đẩy hoạt động logistics trong môi trường quốc tế cạnh tranh;

(3) Nâng cao năng lực và khả năng phục vụ của ngành để thúc đẩy sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu;

(4) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại; (5) Đảm bảo nguồn cung nhân lực tương xứng và có trình độ;

(6) Tăng cường sức mạnh cho chương trình phát triển logistics thông qua hợp tác hoạt động của các cơ quan liên bộ. Xây dựng kế hoạch, hoạt động, quản lý chính sách và đánh giá ảnh hưởng của ngành dịch vụ Logistics.

Ngoài ra, Chính phủ chú trọng đến việc thuận lợi hóa các quy trình thủ tục, trong đó có các thủ tục về hải quan, thông quan, áp dụng công nghệ cao vào các khâu quản lý, giám sát và điều hành các hoạt động logistics. Malaysia đã chủ động áp dụng

hệ thống thủ tục thông quan điện tử cho sân bay quốc tế Kuala Lumpua, hệ thống hải quan điện tử và hệ thống giám sát đường bộ bằng các ứng dụng phần mềm tin học.Một trong những biện pháp tiêu biểu đã được Malaysia áp dụng là đơn giản hóa hồ sơ thương mại: các mẫu vận đơn, hóa đơn và hồ sơ được áp dụng chung cho mọi cách thức thông quan; thay đổi quy định thông quan, cho phép thực hiện thông quan dưới cả hai hình thức (tập trung và kết hợp) nhằm giúp hàng hóa có thể hoàn thành toàn bộ các thủ tục thông quan bao gồm thuế, hải quan, kiểm dịch… ngay từ khi hàng hóa còn ở sâu trong lục địa chứ không cần phải làm tại cửa khẩu.

Thêm vào đó, Chính phủ Malaysia thực thi hàng loạt các chính sách tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư như xây dựng hệ thống chính sách bình đẳng, tự do, xây dựng hệ thống thuế hấp dẫn. Một trong những mục tiêu Chính phủ hướng tới là các công ty, các tập đoàn đa quốc gia trong đó ưu tiên hàng đầu cho các chính sách hỗ trợ các công ty đa quốc gia về lĩnh vực logistics. Theo đánh giá của UNCTAD, Malaysia được xếp hạng top 20 nền kinh tế hấp dẫn đầu tư nhất trên thế giới trong giai đoạn 2007-2009.

Ủy ban Quốc gia Malaysia về Đầu tư phát triển (Malaysian Investment Developeent Authority - MIDA) đã ban hành bộ cẩm nang hướng dẫn đầu tư tại Malaysia gồm 21 phần, trong đó có riêng một phần (bộ số 4) dành cho hướng dẫn về đầu tư trong lĩnh vực logistics. Bộ cẩm nang bao gồm đầy đủ các hướng dẫn về quy trình, thủ tục, thông tin chi tiết về mọi vấn đề liên quan đến logistics tại Malaysia, đặc biệt là các hướng dẫn liên quan đến thể chế.

Đồng thời, để thúc đẩy đầu tư sang lĩnh vực dịch vụ logistics tổng hợp, chính phủ Malaysia tiến hành các biện pháp ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Từ năm 2002, Chính phủ Malaysia chủ trương khuyến khích các công ty giao nhận, công ty vận tải hợp nhất với nhau để trở thành 3PL và trực tiếp đầu tư 744.7 triệu Ringgit cho 12 công ty trong nước chuyển sang mô hình hoạt động cung cấp loại hình dịch vụ logistics tích hợp [108]. Malaysia cũng khuyến khích các công ty địa phương đầu tư ra nước ngoài, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2005, công ty Logistics IDS của Malaysia đã tiến hành các hoạt động logistics tổng hợp quốc tế với số vốn đầu tư 44.5 triệu Ringgit để mở rộng hoạt động ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan cung cấp các dịch vụ bao gồm quản lý hàng tồn kho, quản trị logistic, vận tải và phân phối [108]. Năm 2012, Chính phủ Malaysia lại tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng thị trường logistics và thương mại quốc tế thông qua những biện pháp của Chương trình Cải cách Chính phủ và Chương trình cải cách kinh tế. Bằng những

ưu đãi về thuế trong khuyến khích đầu tư, mục tiêu của Chính phủ là đạt mức tăng trưởng logistics hàng năm khoảng 11,6% trong giai đoạn 2012-2016 [108].

Kết quả của những chính sách, thể chế liên quan trực tiếp đến các hoạt động logistics có thể thấy rõ trong những thay đổi một số chỉ số LPI nội địa của Malaysia về năng lực, môi trường và khả năng thực thi.

Bảng 2.9: Đánh giá những thay đổi trong môi trường logistics và tính hiệu quả của các quy trình logistics của Malaysia

Những thay đổi trong môi trường Logistics Tỷ lệ đánh giá cho rằng có cải thiện hoặc rất cải thiện

2007 2010 2012

Các thủ tục hải quan 50% 33,33% 37,5%

Các thủ tục thông quan khác 66,67% 33,33% 37,5%

Hạ tầng thương mại và vận tải 50% 40% 75%

Viễn thông và công nghệ thông tin 50% 16,67% 87,5%

Các dịch vụ logistics tư 50% 50% 75%

Các quy định liên quan đến logistics 0% - 50%

Vòi vĩnh tiêu cực phí - - 50%

Tính hiệu quả của các quy trình Tỷ lệ các đánh giá cho rằng cao/rất cao

Thông quan và giao nhận trong nhập khẩu 0% 33,33% 75% Thông quan và giao nhận trong xuất khẩu 25% 50% 100% Tính minh bạch trong thủ thục thông quan 50% 16,67% 50% Tính minh bạch trong các thủ tục biên giới khác - 33,33% 37,5%

Tính đồng bộ và cập nhật 0% 33,33% 50%

Mức độ nhiệt tình hỗ trợ của hải quan đối với thương nhân

25% 33,33% 50%

Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report (2007, 2010, 2012), World Bank.

Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển logistics, tháng 12/2013, Ủy ban Logistics Malaysia (MLC) đã chính thức tái cơ cấu và trở lại hoạt động sau một thời gian gián đoạn với sự tham gia sâu của các Vụ trưởng các bộ: Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải Malaysia. MLC mới được tái cơ cấu bao gồm một ban chỉ đạo và bốn nhóm tập trung: vận tải và hạ tầng cơ sở; khuôn khổ thể chế và pháp lý;sáng kiến phát triển, thực hiện kế hoạch công nghiệp và tạo thuận lợi thương mại. Việc tái thiết lập MLC với đội ngũ quản lý cao cấp là biện pháp thiết thực của Chính phủ nhằm đảm bảo chiến lược thúc đẩylĩnh vực dịch vụ quan trọng này.

2.2.2.3. Nhà cung cấp dịch vụ logistics (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ vào 20 năm cuối của thế kỷ XX, toàn bộ các dịch vụ logistics 3PL của Malaysia thời gian này chủ yếu do các nhà cung ứng dịch vụ logistics 3PL đến từ Singpore thực hiện.

Nhận thức được tầm quan trọng của logistics, trong kế hoạch phát triển quốc gia lần thứ 8 giai đoạn 2001-2005 và trong chương trình xúc tiến kinh tế của NEAC, Chính phủ Malaysia khẳng định những lợi ích của việc phát triển dịch vụ logistics 3PL, coi đó là cơ sở ban đầu để xây dựng một hệ thống logistics chuyên nghiệp. Nhờ có định hướng đó, các chính sách của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logitstics 3PL cả trong và ngoài nước, vì vậy đã tạo ra những chuyển biến căn bản trong phương thức thực hiện cung ứng logistics của Malaysia. Đến nay, qua hơn một thập kỷ (từ năm 2000), hệ thống logistics 3PL của Malaysia đã phát triển ở mức độ tương đối với sự xuất hiện của hàng loạt các công ty logistics 3PL, trong đó có những công ty đạt chuẩn quốc tế như Century Logistics Holdings Bhd, Freight Management Holdings Bhd, Tiong Nam Logistics Holdings Bhd và Freight Mark Sdn Bhd [99].

Các hoạt động logistics được các công ty 3PL Malaysia cung cấp cũng rất đa dạng và đầy đủ:

Bảng 2.10: Khả năng cung ứng các loại hình dịch vụ logistics 3PL ở Malaysia (2004)

Loại dịch vụ Tỷ lệ cung

ứng (%)

Tư vấn thuế 7

Lắp ráp hàng hóa điện tử 7

Hỗ trợ giấy phép XNK 64

Hỗ trợ phát triển chiến lược/hệ thống phân phối 43

Thu hồi và xử lý phế liệu 7

Hỗ trợ dịch vụ và từng phần 21

Trả lại hàng hóa 71

Thông quan 100

Thanh toán cước phí vận chuyển 71

Truyền thông phân phối 50

Mua sắm 14

Quản lý và báo cáo thông tin 57

Dự báo lượng cầu 7

Chuyên chở đồng bộ 71

Nhận và giao hàng hóa 79

Xử lý đơn hàng 50

Kiểm soát / quản lý hàng tồn kho 71 Tìm kiếm nguồn cung từ nước ngoài 0 Tìm kiếm nhà phân phối từ nước ngoài 79

Tiếp nhận yêu cầu và đóng gói 79

Kho bãi 100

Vận tải 93

Nguồn:The Development of Third Party Logistics in Malaysia: An Overview [99,tr.88]

Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy, nghiên cứu ở 16 công ty nội địa cung ứng 3PL lớn của Malaysia, các 3PL không chỉ cung ứng các dịch vụ cơ bản (như kho bãi, vận tải, thông quan, giao nhận hàng hóa, đóng gói) mà đã mở rộng khả năng cung ứng dịch vụ trong các lĩnh vực như tìm kiếm nhà phân phối nước ngoài (79% số doanh nghiệp có khả năng cung ứng), chuyên chở đồng bộ (71% số doanh nghiệp có khả năng cung ứng), hỗ trợ phát triển chiến lược và hệ thống phân phối (41% số doanh nghiệp có khả năng cung ứng),... Đây là những hoạt động mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó có thể tự đảm nhận nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế mở, vì thế họ có xu hướng thuê ngoài những dịch vụ này từ các 3PL, đặc biệt khi quy mô doanh nghiệp gia tăng. Mặc dù còn có những dịch vụ chưa có khả năng đáp ứng (như dịch vụ tìm kiếm nguồn cung từ nước ngoài), song nhìn chung, đến thời điểm năm 2004, các 3PL của Malaysia đã có khả năng đáp ứng rất nhiều dịch vụ đa dạng của thị trường. Sự xuất hiện các dịch vụ gia tăng mới cũng phản ánh sự phát triển ngành dịch vụ logistics ở Malaysia.

Cùng với các công ty trong nước, các công ty logistics lớn của nước ngoài với mạng lưới hoạt động toàn cầu ngày càng gia tăng hoạt động tại Malaysia như DHL, Schenker and Ceva Logistics, TNT…. Năm 2012, các nhà cung ứng dịch vụ logistics 3PL nước ngoài ở Malaysia đáp ứng khoảng 31% thị phần trong nước, các nhà cung ứng logistics 3PL Malaysia đáp ứng khoảng 57%, phần còn lại là các hoạt động logistics kết hợp [99].

2.2.2.4. Người sử dụng dịch vụ logistics (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có một hệ thống hạ tầng logistics khá phát triển, chủ thể sử dụng dịch vụ logistics của Malaysia chủ yếu vẫn là các công ty nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia. Thị trường logistics nội địa của Malaysia, trong suốt 2 thập kỷ phát triển (1980-2000), hầu như chỉ hoạt động theo mô hình 2PL. Các nhà sản xuất Malaysia thường tự xây dựng và vận hành hệ thống logistics cho riêng mình.

Cho đến năm 2004, ở Malaysia, nhu cầu về dịch vụ logistics vẫn mang nặng tính chất của một thị trường mới phát triển. Nhu cầu về dịch vụ logistics vẫn tập trung vào các hoạt động truyền thống như kho bãi (73%), vận tải (96%), thông quan (77%), nhận và trả hàng (72%). Các loại hình dịch vụ logistics 3PL có tính chuyên sâu và được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển như tiếp nhận và xử lý đơn hàng, quản lý

thông tin, hỗ trợ xây dựng hệ thống phân phối chưa được thị trường Malaysia quan tâm. Dù vậy, sự xuất hiện đầy đủ các dịch vụ về nhu cầu dịch vụ logistics 3PL cho thấy khá rõ dấu hiệu chuyển biến của thị trường logistics Malaysia từ 2PL sang 3PL.

Bảng 2.11: Nhu cầu thị trường đối với dịch vụ logistics 3PL ở Malaysia (2004)

Loại hình dịch vụ Tỷ lệ nhu

cầu (%)

Tư vấn thuế

Lắp ráp hàng hóa điện tử

Hỗ trợ giấy phép XNK 35

Hỗ trợ phát triển chiến lược/hệ thống phân phối 15

Thu hồi và xử lý phế liệu 42

Hỗ trợ dịch vụ và từng phần 27

Trả lại hàng hóa 58

Thông quan 77

Thanh toán cước phí vận chuyển 46

Truyền thông phân phối 31

Mua sắm 4

Quản lý và báo cáo thông tin 8

Dự báo lượng cầu 4

Chuyên chở đồng bộ 63

Nhận và giao hàng hóa 72

Xử lý đơn hàng 23

Kiểm soát / quản lý hàng tồn kho 35

Tìm kiếm nguồn cung từ nước ngoài 50 Tìm kiếm nhà phân phối từ nước ngoài 27

Tiếp nhận yêu cầu và đóng gói 35

Kho bãi 73

Vận tải 96

Nguồn:The Development of Third Party Logistics in Malaysia: An Overview [99,tr.90].

Với các chính sách và biện pháp nỗ lực thúc đẩy các LSP ở Malaysia phát triển, bước sang thế kỷ XXI, nhu cầu về dịch vụ logistics 3PL tại Malaysia ngày càng tăng.

2.2.2.5. Đánh giá tổng quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo đánh giá của World Bank, Malaysia vẫn duy trì thứ hạng của mình trong bảng xếp hạng LPI toàn cầu. Tuy nhiên, Malaysia bị tụt 2 hạng trên bảng xếp hạng LPI từ vị trí thứ 27 (2007) xuống vị trí thứ 29 (2010) và tiếp tục duy trì vị trí này đến năm 2012. Các chỉ số thành phần của LPI quốc tế và thứ tự xếp hạng LPI của Malaysia được tổng hợp trong bảng 2.8.

Bảng 2.12: So sánh chỉ số năng lực LPI của Malaysia với Singapore và Thái Lan

Nước Năm Xếp

hạng Chỉ số LPI quanHải tầng cơ Hạ sở Vận chuyển HH quốc tế Năng lực cung cấp dv Truy xuất HH Đúng hạn giao hàng Singapore 2012 1 4,13 4,1 4,15 3,99 4,07 4,07 4,39 76

Thái Lan 2012 38 3,18 2,96 3,08 3,21 2,98 3,18 3,63

Malaysia 2012 29 3,49 3,28 3,43 3,4 3,45 3,54 3,86

Malaysia 2010 29 3,44 3,11 3,5 3,5 3,34 3,32 3,86

Malaysia 2007 27 3,48 3,36 3,33 3,36 3,4 3,51 3,95

Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report (2007, 2010, 2012), World Bank. Thang điểm: 1 đến 5.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 79 - 85)