Hạ tầngcơ sở thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 117 - 119)

1 DWT = 2.240 pounds (đơn vị khối lượng Anh) = ,0605 tấn

3.1.1.6. Hạ tầngcơ sở thông tin

Vai trò của công nghệ thông tin được đánh giá cao trong sự phát triển logistics. Logistics chỉ có thể ứng dụng và phát huy hiệu quả trên cơ sở tận dụng các ưu điểm của công nghệ tin học. Ở Việt Nam, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và thương mại điện tử chưa được phát triển đồng bộ và chất lượng dịch vụ còn yếu kém. Chi phí Internet tại Việt Nam hiện nay được xếp vào loại cao gây khó khãn cho doanh nghiệp khi ứng dụng và phát triển công nghệ tin học và thương mại điện tử. Hỗ trợ của Nhà nước trong đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ công nghệ thông tin như lắp đặt hệ thống đường dây, tãng tốc độđường truyền... còn hạn chế. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp vẫn chưa áp dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trong các hoạt động logistics.

Thực tế hiện nay, hầu hết các cảng của Việt Nam vẫn quản lý, khai thác mang tính thủ công, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng chỉ dừng lại ở mức trao đổi qua

email. So với các cảng biển trong khu vực, thì cảng Việt Nam còn một khoảng cách khá xa về khía cạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Để hoạt động logistics đạt hiệu quả, cần có sự vận động các luồng thông tin cho phép người giám sát theo dõi được toàn bộ quá trình vận động thực của hàng hóa, đây là ứng dụng công nghệ không thể thiếu trong hoạt động logistics. Việc sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) trong giao dịch và quản lý đóng vai trò quan trọng đối với sự di chuyển hàng hóa và chứng từ. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp cùng triển khai EDI một cách đồng bộ. Nếu chỉ một doanh nghiệp triển khai một cách đơn lẻ thì thông điệp điện tử truyền đi cũng không được tiếp nhận và trở nên vô nghĩa. Trong số các cảng biển ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các cảng container đều chưa thể ứng dụng được EDI, ngoài trừ cảng Container Quốc tế Việt Nam - VICT (thành phố Hồ Chí Minh). Tại cảng Sài Gòn, hiện mới bắt đầu ứng dụng EDI ở mức độ sơ khai. Tại cảng Tân Cảng - cảng container có qui mô và công suất lớn nhất tại Việt Nam thì việc quản lý khai thác container vẫn mang tính thủ công. Tóm lại, so với các cảng biển trong khu vực, cảng biển Việt Nam còn có một khoảng cách rất xa xét về khía cạnh ứng dụng EDI.

Theo kết quả điều tra của WB về chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam năm 2012 có 23,8% ý kiến phản hồi cho rằng chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin là kém hoặc rất kém. Kết quả đánh giá về chất lượng hạ tầng năm 2012 cho thấy, hạ tầng cơ sở của Việt Nam bị đánh giá kém hoặc rất kém trên mọi phương diện, đặc biệt ở hạ tầng cơ sở đường sắt (84,6%), đường bộ (69%), sân bay (53,8%), kho bãi - trạm trung chuyển (53,8%). Có thể nói, đây là yếu điểm của Việt Nam, đồng thời cũng là nguyên nhân cản trở rất lớn đến hiệu quả logistics liên quan đến thời gian, chi phí và chất lượng hàng hóa sau vận chuyển và lưu kho. Kết quả đánh giá về chất lượng hạ tầng giao thông và mức phí được tổng hợp trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: So sánh chi phí, chất lượng dịch vụ hạ tầng của Việt Nam và một số nước, năm 2012.

Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

Các mức phí - lệ phí Tỷ lệ các đánh giá cho rằng cao/rất cao

Cảng biển 28,57% 0% 40% 22,22%

Sân bay 15,38% 0% 20% 22,22%

Đường bộ 7,69% 0% 80% 44,44%

Đưởng sắt 30,77% 0% 75% 44,44%

Kho bãi - trạm chung chuyển 23,08% 0% 0% 33,33%

Lệ phí 53,85% 0% 20% 66,67%

Chất lượng hạ tầng Tỷ lệ các đánh giá cho rằng kém/rất kém

Cảng biển 28,57% 0% 0% 22,22%

Sân bay 53,85% 0% 20% 0%

Đường bộ 69,23% 0% 20% 11,11%

Đường sắt 84,62% 25% 60% 22,22%

Kho bãi - trạm chung chuyển 53,85% 0% 0% 25% Viễn thông và công nghệ thông tin 23,08% 0% 0% 11,11%

Khẳ năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ Tỷ lệ các đánh giá cho rằng cao/rất cao

Đường bộ 14,29% 75% 40% 50%

Đường sắt 0% 50% 20% 0%

Hàng không 7,69% 100% 80% 50%

Đường biển 0% 100% 80% 62,5%

Kho bãi - trạm chung chuyển 0% 100% 80% 50%

Dịch vụ Giao nhận 7,69% 100% 80% 62,5%

Thủ tục Hải quan 0% 100% 20% 37,5%

Thủ tục giám định 7,69% 100% 40% 37,5%

Thủ tục kiểm dịch 7,69% 100% 20% 25%

Môi giới 8,33% 100% 40% 50%

Hiệp hội thương mại và vận tải 0% 100% 40% 50%

Chủ hàng 0% 100% 40% 50%

Thay đổi trong môi trường Logistics từ 2009 Tỷ lệ đánh giá có cải thiện/ rất cải thiện Hạ tầng thương mại và vận tải 61,54% 75% 60% 75%

Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report, World Bank, 2012

Trong khi chất lượng hạ tầng cơ sở của Việt Nam yếu kém thì khoảng 1/4 đánh giá lại cho rằng các mức phí sử dụng hạ tầng cơ sở ở Việt Nam là cao hơn Singapore. Thêm vào đó, một tỷ lệ rất cao đánh giá cho rằng chất lượng dịch vụ liên quan đến hạ tầng giao thông của Việt Nam không cao (100% đánh giá chất lượng không cao đối với đường biển, đường sắt, kho bãi- trạm trung chuyển; 85% với đường bộ, và 92% với đường hàng không).

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 117 - 119)