Thể chế phát triển logistics

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 95 - 98)

Biểu đồ 2 3 Chỉ số LPI của Malaysia 2007 2010 –

2.3.2.2.Thể chế phát triển logistics

Từ nhận thức nguyên nhân làm suy giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế tạo ở Thái Lan là do chi phí logistics quá cao (kết quả nghiên cứu của Uỷ ban phát triển Kinh tế và xã hội Quốc gia Thái Lan cho thấy:vào năm 2000, tổng chi phí logistics bao gồm chi phí quản lý logistics, chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi của Thái Lan chiếm tới 21,8% GDP [90]). Vì vậy, Chính phủ Thái Lan đã thông qua các chương trình, dự án phát triển hạ tầng cơ sở đồng thời Chính phủ Thaksin đã đề ra chương trình Tăng cường kinh doanh Thái (năm 2002) với mục đích là tạo lập Chương trình hỗ trợ tư vấn, cung cấp tư vấn kỹ thuật và dịch vụ, trong đó bao gồm việc nâng cao chất lượng vận chuyển và lưu thông hàng hóa cho các công ty chế tạo của Thái Lan, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình này đem lại đạt hiệu quả thiết thực đối với các công ty do đó đã có trên 2400 công ty tham gia vào chương trình [18, tr.45]. Một số các khóa đào tạo và hội thảo đã được triển khai

dưới sự hỗ trợ củaChính phủ, các Học viện và các công ty Tư vấn [96,tr.3], theo đó, các doanh nghiệp đã nhận thấy vai trò của logistics và chuỗi cung ứng như là chìa khóa của cạnh tranh dogiảm thời gian và chi phí hàng tồn kho đi đôi với đáp ứng nhu cầu khách hàng cao hơn.

Nhờ những nỗ lực của Chính phủ, cộng với việc gia tăng nhận thức về vai trò của logistics và cố gắng của các doanh nghiệp trong quản lý chi phí logistics, tổng chi phí logistics của Thái Lan đã giảm từ mức chiếm 21,8% GDP vào năm 2000 xuống còn 15,6% vào năm 2004 [90].

Bên cạnh đó, hai yếu tố chủ yếu của môi trường thuận lợi hóa thương mại tác động trực tiếp đến thời gian, chi phí và hiệu quả của logistics là các thủ tục hải quan (các thủ tục liên quan đến thông quan hàng hóa như kiểm dịch, kiểm hóa…) và các khoản chi phí liên quan đến những hoạt động này cũng được đơn giản hóa và cắt giảm.

Trước năm 1998, cán bộ Hải quan Thái Lan cũng phải xử lý các chứng từ thương mại bằng phương pháp thủ công. Từ năm 2000, Thái Lan đã áp dụng hệ thống Hải quan tự động qua việc thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử thông qua hệ thống máy tính để kiểm soát tất cả các giao dịch thương mại xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, bao gồm xử lý tờ khai hàng hoá, xử lý thông quan hàng hoá, thu thuế, hoàn thuế, thu thập số liệu thống kê, quản lý rủi ro và các hoạt động văn phòng của cơ quan Hải quan như: điều phối và liên lạc giữa các văn phòng, xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống tài chính và hệ thống quản trị nhân lực.

Năm 2007, Hải quan Thái Lan chuyển trọng tâm từ trao đổi dữ liệu điện tử sang sử dụng hệ thống Hải quan điện tử “e-Customs” cho phép trao đổi thông tin điện tử bằng nhiều phương tiện khác nhau với khách hàng (cả mậu dịch và phi mậu dịch), các đối tác (các cơ quan ban ngành khác thuộc chính phủ, các quan hệ song phương và đa phương) và công chức quản lý nhà nước. Hệ thống hải quan điện tử cho phép tự động hóa cung cấp dịch vụ hải quan trong xuất nhập khẩu: xử lý Tờ khai hàng hóa, thông quan hàng hóa, thu thuế và trách nhiệm của các bên có liên quan, tập hợp các số liệu thống kê thương mại và hồ sơ quản lý rủi ro. Hải quan điện tử được tích hợp với các hệ thống cơ quan khác của chính phủ và khách hàng, bao gồm cả các nhà khai thác vận tải, ngân hàng, đặc khu kinh tế và các nhà cho thuê dịch vụ kho, bãi. Hệ thống này có thể xử lý linh hoạt các nghiệp vụ của Hải quan và khách hàng, cung cấp thông tin bảo mật cao, thời gian phản hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, do mới triển khai thực hiện nên hiệu quả công tác hải quan còn chưa cao. Đánh giá của các chuyên gia hoạt động

trong lĩnh vực logistics cho rằng, ở Thái Lan tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ thủ tục hải quan còn chưa cao (xem Bảng 2.18).

Bảng 2.20: Đánh giá về thủ tục hải quan, thông quan của Thái Lan, 2010-2012

2010 2012

Tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ Tỷ lệ % đánh giá cao và rất cao

Dịch vụ giao nhận 20% 80%

Thủ tục Hải quan 0% 20%

Thủ tục giám định 0% 40%

Thủ tục kiểm định 0% 20%

Môi giới hải quan 20% 40%

Tính minh bạch trong thủ tục thông quan 40% 60% Tính minh bạch trong các thủ tục biên giới khác NA 20% Mức độ hỗ trợ nhiệt tình của hải quan đối với thương nhân 50% 80%

Nguồn gốc các vụ chậm trễ do kiểm hóa 75% 40%

Điểm đánh giá về hải quan (*) 3,02/5 2,96/5

Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report, World Bank, 2010 - 2012

Năm 2012, chất lượng dịch vụ và tính minh bạch liên quan đến thủ tục hải quan và thông quan đều gia tăng (khoảng 20%) so với năm 2010. Tuy nhiên, thủ tục hải quan và thông quan của Thái Lan vẫn bị đánh giá là chưa thuận lợi và gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa. Sự gia tăng các hoạt động logistics vận tải đường bộ cùng với khối lượng hàng hóa tăng gấp đôi trong giai đoạntừ 2007 đến 2009 đã tạo sức ép lên hệ thống hải quan tại các cửa khẩu biên giới đường bộ gây ra tình trạng quá tải trong khi Chính phủ chưa kịp điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa hiệu quả dẫn đến suy giảm năng lực của hệ thống hải quan và bị nhiều phản hồi tiêu cực về tính thuận lợi của các thủ tục hải quan và tính minh bạch trong các thủ tục biên giới.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng gây ra sự chậm trễ trong việc thông quan và làm giảm hiệu quả của hoạt động logistics. Thái Lan đang là nước có trình tự thủ tục thông quan khá rắc rối. Để hoàn thành thông quan cho một lô hàng hóa, trung bình ở Thái Lan sẽ mất 4-5 bước trung gian tương ứng với 4-5 bộ hồ sơ thông quan, quá nhiều công đoạn nếu so với các quốc gia khác trong khu vực có điều kiện thông quan thuận lợi như Singapore hoặc Malaysia (trung bình chỉ 1 đến 2 công đoạn cho một lô hàng xuất/nhập khẩu).

Bảng 2.21: So sánh thủ tục hải quan, thông quan của Thái Lan với Việt Nam - Singpore – Malaysia, 2012

Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

Số bước trung gian - xuât khẩu 4 2 5 2

Số bước trung gian - nhập khẩu 4 1 4 3

Số lượng hồ sơ - xuất khẩu 5 1 5 2

Số lượng hồ sơ - nhập khẩu 4 1 4 2

Thời gian hoàn thành nếu không cần kiểm hóa

1 ngày 0 ngày 1 ngày 1 ngày Thời gian hoàn thành nếu cần kiểm hóa 2 ngày 1 ngày 1 ngày 1 ngày

Tỷ lệ kiểm hóa 7,61% 1% 4,83% 6,19%

Tỷ lệ kiểm định nhiều nội dung 8,31% 1% 1,84% 2,77% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn:Tổng hợp từ LPI Report, World Bank, 2012

Điểm số đánh giá về năng lực hải quan (*) của Thái Lan bị giảm đi tương đối, từ 3,02 (năm 2010) còn 2,96 (2012). Thậm chí, năm 2012 chỉ số năng lực Hải quan của Thái Lan là chỉ số thấp nhất và cũng là chỉ số kéo điểm LPI trung bình của Thái Lan xuống thấp hơn so với năm 2010. Đối với logistics quốc tế, đây là một trong những cản trở lớn đến hiệu quả các hoạt động logistics.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 95 - 98)