Trường hợp Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 109 - 112)

Biểu đồ 2.4: Chỉ số LPI Thái Lan 2007 2010 –

2.4.3. Trường hợp Thái Lan

Những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho logistics Thái Lan phát triển

Trong 3 quốc gia được xem xét, Thái Lan là quốc gia có địa hình, vị trí và điều kiện tự nhiên khác biệt, chỉ thuận lợi cho phát triển logistics nội địa với khả năng phát triển hạ tầng đường bộ. Tuy nhiên, với vị trí trung tâm Đông Nam Á, Thái Lan lại có

điều kiện tốt cho phát triển vận tải đường bộ khi các tuyến vận chuyển hàng hóa trong khu vực Châu Á đều chạy qua lãnh thổ Thái Lan.

Về điều kiện kinh tế xã hội,sự phát triển kinh tế khá nhanh trong những năm 1980-1990 đã tạo điều kiện thuận lợi để Thái Lan phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông - nền tảng để logistics phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế Thái Lan đã phát triển không ổn định và cú sốc do khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á 1997-1998. Thái Lan là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cuộc khủng hoảng đã làm kinh tế Thái Lan gần như suy sụp hoàn toàn. Nhưng cũng chính nhờ công cuộc phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, logistics Thái Lan mới được nhìn nhận và quá trình phục hồi kinh tế đã trở thành một điều kiện thuận lợi cho logistics phát triển.

Sau khủng hoảng, Chính phủ Thái Lan đã thay đổi và nhận thức rất rõ vai trò và tầm quan trọng của Logistics. Nếu như trước khủng hoảng, Chính phủ Thái Lan đã có định hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nhưng trong các Kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia (National Economic Development Plan- NEDP) từng giai đoạn, logistics chưa thực sự được quan tâm thì từ NEDP 10 (2007 - 2011), Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu coi logistics là một trong những lĩnh vực trọng tâm cần được phát triển, cụ thể là trong nội dung đánh giá thực trạng kinh tế, định hướng phát triển và nhiệm vụ của NEDP, hạ tầng logistics được đặt ra như một trong những mục tiêu quan trọng. Chính phủ Thái Lan đã xây dựng các kế hoạch và chiến lược phát triển logistics một cách khá nghiêm túc. Ủy ban Phát triển Kinh tế xã hội Thái Lan (NESD Boad) đã trực tiếp khảo sát, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển logistics Thái Lan lộ trình 2007-2011 và đề xuất lộ trình cho các giai đoạn tiếp theo, ban hành các thể chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bên cạnh việc thực hiện các chức năng chính của Chính phủ như định hướng phát triển, xây dựng kế hoạch, tạo dựng môi trường thông qua xây dựng hệ thống thể chế, chính sách thì những thành công của logistics Thái Lan có được là nhờ sự tham gia trực tiếp của Chính phủ trong việc xây dựng nền tảng hạ tầng logistics. Một ví dụ điển hình là Chính phủ trực tiếp huy động mọi nguồn lực trong đó chủ yếu là vay nước ngoài để xây dựng sân bay Suvanarbhumi trong điều kiện kinh tế còn đang khó khăn chồng chất sau khủng hoảng. Nhờ những động thái mạnh mẽ như vậy, kinh tế Thái Lan nói chung và logistics nói riêng đã có những bước phục hồi và phát triển đáng ghi nhận.

Một số tồn tại và nguyên nhân

Đến thời điểm hiện nay, hạ tầng cơ sở logistics Thái Lan vẫn còn nhiều bất cập: đường bộ luôn có nguy cơ quá tải, tắc nghẽn,hệ thống đường sắt yếu kém, hệ thống cảng biển thiếu hiệu quả, vì thế chi phí vận tải nói riêng và chi phí logistics ở mức cao. Mặc dù sân bay quốc tế Suvanarbhumiđã được đầu tư mạnh nhưng còn thiếu đồng bộ về năng lực quản lý và hệ thống phụ trợ (hệ thống kho bãi phục vụ sân bay chưa đầy đủ, hệ thống đường liên kết trên bộ với sân bay thiếu) nên thường xuyên quá tải. Lượng hành khách, hàng hóa lưu chuyển qua sân bay Suvanarbhumi ngày càng tăng khiến hệ thống quản lý điều hành sân bay chịu áp lực cao và đã có khá nhiều trục trặc xảy ra chỉ ngay sau 2 năm đầu tiên vận hành.

Công nghệ thông tin là điểm yếu nhất trong phát triển hạ tầng logistics của Thái Lan hiện nay. Mạng lưới công nghệ thông tin yếu và chênh lệch về trình độ phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn. Có thể nói, trình độ nhân lực và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin kém là một trong những nguyên nhân chính tạo nên cách biệt phát triển logistics của Thái Lan với các quốc gia mạnh hơn trong khu vực.

Về nguyên nhân của tình trạng trên, có thể thấy rằng, trong những giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh ở đầu thập kỷ 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI, Thái Lan dường như chưa nhận thấy tầm quan trọng của logistics vì thế Chính phủ chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến sự phát triển của lĩnh vực này. Những quyết sách của Chính phủ trong việc phát triển logistics không thực sự kịp thời và thiếu đồng bộ. Điều này đã cản trở rất nhiều đến sự phát triển logistics nói riêng và phát triển kinh tế Thái Lan nói chung, làm mất đi nhiều cơ hội và lợi thế cạnh tranh của logistics và nền kinh tế. Chỉ đến NEDB 10 (từ năm 2007), logistics mới thực sự được coi trọng phát triển. Với một khoảng thời gian chưa đủ nhiều, logistics của Thái Lan vì vậy chưa có nhiều thành tựu đáng kể cũng như chưa có được dấu ấn rõ rệt.

Mặt khác, mặc dù trong gần 10 năm trở lại đây, Chính phủ đã đặc biệt chú trọng phát triển logistics và đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả logistics, song, một trong những thiếu sót trong vai trò của Chính phủ Thái Lan về phát triển logistics là sự thiếu quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực và hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin. Hai nhân tố này hiện vẫn đang là những cản trở sự phát triển logistics Thái Lan, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp logistics quốc gia. Thêm nữa, Thái Lan cũng chưa có những chính sách ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp kinh doanh logistics. Thị trường logistics Thái Lan gần như chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp logistics trong nước. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Thái Lan đều là các doanh nghiệp nước ngoài. Mô hình logistics hiện

đại 3PLcũng do các công ty nước ngoài thực hiện. Bên cạnh đó, những chính sách thông quan và thủ tục hải quan dù đã có sửa đổi nhưng vẫn còn chưa thực sự được cải thiện và nâng cấp.

Ngoài ra, dù điều kiện kinh tế trong những năm gần đây của Thái Lan rất thuận lợi cho logistics phát triển, tuy nhiên những bất ổn chính trị xă hội đã kìm hãm và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của logistics. Các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài trở nên khá thận trọng khi xem xét phát triển hoạt động kinh tế ở Thái Lan khiến nhiều lĩnh vực sản xuất chững lại, nguồn đầu tư nước ngoài sụt giảm và kéo theo ngành logistics cũng mất đi nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển ngay trong những giai đoạn định hình ban đầu.

CHƯƠNG 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐỀ XUẤT NHẰMPHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 109 - 112)