Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 125 - 126)

1 DWT = 2.240 pounds (đơn vị khối lượng Anh) = ,0605 tấn

3.1.5. Đánh giá chung

Thị trường dịch vụ logistics Việt Nam còn kém phát triển, chất lượng dịch vụ logistics chưa cao nhưng mức chi phí logistics lại rất cao. Hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP (so với các nước phát triển chỉ từ 9% đến 15%) trong đó chi phí vận tải chiếm 30% đến 40% giá thành sản phẩm (tỉ lệ này là 15% ở các nước phát triển) [35]. Mức chi phí cho các hoạt động logistics rất cao này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thị phần logistics của các doanh nghiệp Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và lưu thông hàng hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước.

Theo đánh giá của WB, Việt Nam có chỉ số LPI gia tăng nhẹ từ 2,89 năm 2007 lên 2,96 năm 2010 và đạt mức trung bình (3 điểm) vào năm 2012.

Bảng 3.5: Chỉ số LPI của Việt Nam các năm 2007, 2010 và 2012

Năm Xếp hạng Chỉ số LPI Hải quan Hạ tầng cơ sở Vận chuyển hh quốc tế Năng lực cung cấp DV Truy xuất hang hóa Đúng hạn giao hàng (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2007 53 2,89 2,89 2,50 3,00 2,80 2,90 3,22 2010 53 2,96 2,68 2,56 3,04 2,89 3,10 3,44 2012 53 3,00 2,65 2,68 3,14 2,68 3,16 3,64

Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report (2007, 2010, 2012), World Bank. Thang điểm: 1 đến 5

Bằng quan sát trực quan hình dáng đường mạng nhện biểu thị chỉ số LPI quốc gia trong Biểu đồ 3.1, có thể thấy rõ trình độ phát triển logistics của mỗi quốc gia. Nếu đường chỉ số LPI càng rộng cho thấy trình độ phát triển logistics càng cao, hình dạng

biểu đồ càng cân đối cho thấy các tiêu chí LPI quốc gia càng đồng đều. Rất dễ dàng để nhận thấy Singapore có trình độ phát triển logistics cao nhất và đồng đều, tiếp đến là

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 125 - 126)