Biểu đồ 2 3 Chỉ số LPI của Malaysia 2007 2010 –
2.3.2. Tình hình phát triển logistic sở Thái Lan
Sau khủng hoảng kinh tế năm 1997, để củng cố khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp và chế tạo, từ năm 1998, chính phủ Thái Lan đã ban hành một số chương trình và biện pháp cơ cấu lại nền công nghiệp Thái Lan. Từ năm 1999, Thái Lan theo đuổi chính sách tự do hoá thương mại, coi tự do hóa thương mại là biện pháp cải thiện khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và xóa bỏ đói nghèo. Trong chiến lược tự do hóa thương mại, với mục đích tăng trưởng xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của phát triển logistics như là một kế hoạch ưu tiên của quốc gia [92, tr.11].
Mặc dù nhận thức được vai trò của logistics trong việc tăng năng lực cạnh tranh, song những chính sách của Chính phủ Thái Lan trong giai đoạn này chưa thật sự tác động nhiều đến sự phát triển của logistics ở Thái Lan. Kết quả điều tra của Liên đoànCông nghiệp Thái Lan (FTI) năm 2005 cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Thái Lan, đặc biệt các công ty vừa và nhỏ (SME) gặp phải vấn đề về chuỗi cung ứng và quản trị logistics, nguyên nhân là thiếu kiến thức về logistics trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp [96,tr.3]. Do năng lực về logistics của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, cộng với những bất cập trong lưu thông hàng hóa và sự gia tăng giá xăng dầu, chi phí logistics của Thái Lan đã tăng lên đến 19% GDP năm 2005.
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế và thị trường nội địa, logistics đã trở thành vấn đề cấp bách và cần được nâng cao hiệu quả ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Từ năm 2005, Chính phủ Thái Lan đã có những biện pháp mạnh để thúc đẩy logistics phát triển. Chính phủ coi phát triển logistics là một giải pháp quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh của Thái Lan như là một động cơ tăng trưởng kinh tế.
Về tổng quan, các chính sách logistics của Thái Lan hướng tới việc thiết lập một hệ thống logistics tầm cỡ quốc tế để góp phần đưa Thái Lan trở thành trung tâm thương mại và đầu tư của khu vực.
Mục tiêu chính của hệ thống chính sách logistics là tăng cường thuận lợi hóa thương mại, phát triển hạ tầng cơ sở, nâng cao hiệu quả và năng lực logistics, tạo dựng một môi trường tin cậy, an ninh và mang lại lợi ích gia tăng cho logistics và các ngành công nghiệp bổ trợ khác, giảm chi phí logistics từ 19% GDP năm 2005 xuống 16% năm 2011. Thực trạng phát triển logistics ở Thái Lan từ năm 2005 đến nay có những điểm nổi bật sau:
2.3.2.1. Hạ tầng cơ sở logistics
Trước hết, Thái Lan đã có những định hướng đầu tư vào phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông, trong đó đầu tư cho giao thông công cộng, được Chính phủ Thái Lan đặc biệt chú trọng. Mức đầu tư tăng nhanh từ 1,1 tỷ Bạt năm 2005 lên 46,6 tỷ Bạt năm 2006 và liên tục năm sau tăng gần gấp đôi năm trước, đạt 134 tỷ Bạt năm 2009. Chính phủ Thái Lan còn đặc biệt quan tâm đầu tư rất lớn cho sân bay Savarnabhumi (150 tỷ Bạt) và dự án kết nối cảng Laem Chabang với hệ thống đường cao tốc liên khu vực và cảng Dawei Mianma. Tổng mức đầu tư cho giao thông vận tải tăng hơn 2,5 lần từ 34,7 tỷ Bạt năm 2005 lên 83,8 tỷ Bạt năm 2009 [68, tr.15].
Bảng 2.15: Tổng đầu tư của Thái Lan phân bổ theo lĩnh vực, giai đoạn 2005-2009.
Đơn vị: Tỷ Bạt
Mục đích đầu tư 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng Tỷ
trọng
Giao thông công cộng 1,1 46,6 98,1 143,6 134,0 423,4 25%
Vận tải 34,7 48,4 81,4 80,2 83,8 328,6 19% Nhà cửa 14,8 54,3 64,0 57,2 23,4 213,8 12% Nguồn nước 0,0 38,1 54,0 54,0 54,0 200,0 12% Giáo dục 0,2 14,0 27,4 27,4 27,4 96,4 6% Y tế cộng đồng 1,6 12,0 29,2 27,3 26,3 96,3 6% Khác 14,8 41,9 73,4 96,4 115,6 342,1 20%
Nguồn: Bộ Tài chính Thái Lan, Trích theo Sandor Boyson, Lisa Harrington, Josef Hapli, Brendon Weiss (2010), The Thai National Supply Chain: Analysis & Observations, University Of Maryland.
Đầu tư vào giao thông công cộng và vận tải chiếm đến 44% tổng đầu tư của Nhà nước giai đoạn 2005-2009.
Để có nguồn tài chính lớn phục vụ phát triển hạ tầng cơ sở, Chính phủ Thái Lan gia tăng huy động từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển hạ tầng cơ sở được nhấn mạnh. Lượng vốn đầu tư từ các nguồn huy động vốn của Chính phủ cho kế hoạch tài chính như sau:
Bảng 2.16: Nguồn huy động vốn cho đầu tư của Nhà nước, 2005-2009
Đơn vị: tỷ Bạt
Nguồn vốn huy động 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng Tỷ lệ
Ngân sách nhà nước 9,3 94,6 180,3 192,8 180 657,9 39% Doanh nghiệp nhà nước 18,7 37,2 47,9 62,9 55,6 222,3 13%
Vay trong nước 23,8 75,4 112,5 119,3 79,1 410,0 24%
Vay nước ngoài 15,5 38,6 62,1 76,0 112,7 305,0 18%
Nguồn khác - 9,6 24,8 34,1 37,0 105,5 6%
Tổng (Bạt) 67,3 255,4 427,5 486,2 464,4 1700,8 100%
Tổng USD 1,7 6,6 11,0 12,5 12,0 43,9 100%
Nguồn: Bộ Tài chính Thái Lan, Trích theo Sandor Boyson, Lisa Harrington, Josef Hapli, Brendon Weiss (2010), The Thai National Supply Chain: Analysis & Observations, University Of Maryland.
Với nguồn vốn đầu tư mạnh của Chính phủ, hệ thống hạ tầng cơ sở và giao thông công cộng của Thái Lan đã phát triển đáng kể.
Hệ thống giao thông đường bộ
Thái Lan đã xây dựng một hệ thống hạ tầng cơ sở đường bộ khá lớn, tổng chiều dài hơn 4.100km gồm các hệ thống đường liên thông, đường quốc lộ và cao tốc với rất nhiều các điểm nút giao đa phương tiện cho cả vận chuyển hàng không và đường biển, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa thương mại. Các điểm nút này bao gồm: Các bến xe tải (Truck Terminals), Các bãi container ngoại quan (Off-Dock Container Freight Station (CFS)), Các bãi container nội địa (Inland Container Depots (ICDs)), Các kho container (Container Yards), và Hệ thống kho hàng (Product Storage Areas.).
Thái Lan còn có hệ thống đường bộ xuyên quốc gia kết nối khu vực phía đông và phía tây với Myanmar, kết nối khu vực đông bắc với Lào, kết nối khu vực phía tây với Campuchia và khu vực phía nam với Malaysia.
Các cửa khẩu thương mại biên giới của Thái Lan có điều kiện hạ tầng cơ sở khá tốt.
Hệ thống giao thông đường thủy, đường biển
Thái Lan khai thác phát triển giao thông đường thủy theo 2 tuyến: Giao thông đường thủy nội địa trên các sông Chao Phraya, Pa Sak, Bang Pakong, Mae Klong Tha Chin và tuyến vận tải đường sông quốc tế qua hệ thống sông Mekong kết nối Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam. Vận tải quốc tế trên tuyến này chủ yếu phục vụ các hoạt động thương mại với khu vực Nam Trung Quốc (qua các cảng Chiang Saen, Chiang Rung và Sur Maoh), Lào (qua cảng Chiang Khong và Luang Prabang).
Về hệ thống cảng biển: Đa số các cảng biển của Thái Lan còn hạn chế về khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trung bình và lớn. Tuy nhiên, nhận thức được vận tải biển vẫn là phương thức vận tải quốc tế chính, thời gian qua, Chính phủ đã chủ trương nâng cấp các cảng biển chính, đặc biệt đầu tư lớn vào cảng Laem Chabang Port - cảng vận tải lớn nhất của Thái Lan, cảng Sriracha Harbor Pier, cảng Siam Sea Port, nâng cấp hệ thống nhà kho và các cảng nội địa với các bãi container và bãi tập kết hàng rời.
Hàng không
Thái Lan có 36 sân bay trên toàn quốc trong đó có 8 sân bay quốc tế. Sân bay quốc tế Suvarnabhumi vừa được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2006 thay thế cho sân bay Don Mueang (Bangkok) là một trong những sân bay hiện đại nhất thế giới và bận rộn nhất thế giới, được áp dụng hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin và tự động hóa. Với diện tích 32,4 km2 rộng gấp 6 lần sân bay Bangkok, gồm 2 tầng với 7 nhà ga, sân bay Suvarnabhumi có thể đón tiếp được 45 triệu lượt khách và 3 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, tiếp nhận được 76 chuyến bay thương mại quốc tế trong 1 giờ. Sự xuất hiện và hoạt động của sân bay quốc tế Suvarbhumi đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Thái Lan nói chung và ngành dịch vụ logistics Thái Lan nói riêng. Ngoài sân bay quốc tế Suvarnabhumi, Thái Lan còn có các sân bay Don Meuang, Chiang Mai, Phuket với năng lực vận chuyển hành khách và hàng hóa khá lớn. Hệ thống sân bay và vận chuyển hàng không là một trong những hạ tầng cơ sở logistics tốt nhất của Thái Lan. Tuy nhiên, gần dây do lưu lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không rất lớn lại không ngừng gia tăng, thêm vào đó quy trình thủ tục chưa thực sự thuận tiện, các hạ tầng bổ trợ chưa đồng bộ hiện đại nên ngay cả sân bay Suvarnabhumi vừa mới đưa vào sử dụng đã và đang trong tình trạng quá tải, cần nâng cấp.
Có thể nói, tính đến năm 2010, Thái Lan đã có một hệ thống hạ tầng cơ sở tương đối phát triển cả ở đường bộ, đường hàng không, đường thủy, song hạ tầng cơ sở và năng lực vận chuyển đường sắt còn rất hạn chế: giờ tàu chạy chưa chính xác, chất lượng đầu kéo và toa xe không đáp ứng được nhu cầu vận tải thường xuyên. Trong khi đó, tuyến đường ray kép cho các tuyến chính còn đang trong quá trình xây dựng. Do các nguyên nhân trên, phương thức vận tải đường sắt của Thái Lan không còn sức hấp dẫn với các doanh nghiệp. Thực tế, hệ thống đường sắt của Thái Lan gần như không tham gia vào các hoạt động vận chuyển của Thái Lan, chất lượng kém và xuống cấp. Ở Thái Lan 83% khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua đường bộ. Với giá xăng dầu không ngừng tăng lên thì vận chuyển đường bộ sẽ ngày càng kém ưu thế
so với vận chuyển đường sắt do chi phí cao. Song hạ tầng cơ sở đường sắt và vận chuyển đường sắt hiện nay không thể đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa. Sự yếu kém đó còn dẫn đến hạn chế trong hình thức vận tải đa phương thức - một hình thức vận tải với chi phí tối ưu ngày càng trở nên phổ biến trong logistics vận tải.
Hệ thống kho bãi: Hiện nay, Thái Lan có một hệ thống kho bãi lớn, với năng
lực quản lý và bốc xếp khá cao. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh lớn của Thái Lan nhờ việc rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho hoạt động logistics.
Kết quả đánh giá về hạ tầng cơ sở Thái Lan của các chuyên gia logistics ở bảng 2.15 cho thấy năm 2010, trong khi không có một đánh giá nào (0%) cho rằng chất lượng hạ tầng cảng biển, sân bay, đường bộ và kho bãi của Thái Lan là kém thì ngược lại, 100% đánh giá lại cho rằng chất lượng hạ tầng đường sắt kém và rất kém cộng với chất lượng dịch vụ không cao (100%).
Bảng 2.17: Đánh giá về chi phí, chất lượng dịch vụ hạ tầng cơ sở của Thái Lan
2010 2012
Các mức phí, lệ phí Tỷ lệ % đánh giá cho rằng cao hoặc rất cao
Phí Cảng biển 20% 40%
Phí Sân bay 60% 20%
Phí Đường bộ 80% 20%
Phí Đường sắt 75% 25%
Phí Kho bãi - trạm trung chuyển 0% 20%
Phí đại lý 20% 20%
Chất lượng hạ tầng Tỷ lệ % đánh giá cho rằng kém hoặc rất kém
Cảng biển 0% 0%
Sân bay 0% 20%
Đường bộ 0% 20%
Đường sắt 100% 60%
Kho bãi - trạm trung chuyển 0% 0%
Tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ Tỷ lệ % đánh giá cho rằng cao hoặc rất cao
Đường bộ 20% 40%
Đường sắt 0% 20%
Đường hàng không 60% 80%
Đường biển 20% 80%
Kho bãi-trạm trung chuyển, phân phối 40% 80%
Mức độ cải thiện về hạ tầng cơ sở và
thương mại 60% 60%
Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report (2010, 2012), World Bank.
So với hai năm trước, đến năm 2012 chất lượng hạ tầng của hệ thống sân bay Thái Lan bị đánh giá thấp đi. Nguyên nhân chất lượng hạ tầng hàng không bị đánh giá thấp là sự quá tải tại các sân bay quốc tế. Thái Lan sở hữu một trong những sân bay lớn nhất thế giới nhưng hệ thống hạ tầng phụ trợ lại chưa đủ năng lực đồng bộ với sân bay.
Ngoài ra, số liệu ở bảng trên cũng cho thấy, vào năm 2010, các mức phí ở Thái Lan rất cao, đặc biệt là phí đường bộ, phí sân bay, phí đường sắt. Song, đến năm 2012,
các mức phí này đã giảm đáng kể, từ chỗ có tới 60-80% cho rằng các mức phí này cao và rất cao vào năm 2010 thì đến 2012, chỉ có 20-25% cho rằng các mức phí này còn cao. Cùng với việc giảm các loại phí và lệ phí, chất lượng dịch vụ liên quan đến hạ tầng cơ sở cũng được đánh giá tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy logistics ở Thái Lan đã dần trở nên hiệu quả hơn.
Nhận thức được sự yếu kém trong vận tải đường sắt, cùng với vai trò quan trọng của vận tải đường sắt trong phát triển thương mại nội địa cũng như giữa các quốc gia trong khu vực, từ năm 2010 và cả trong kế hoạch năm 2012, Chính phủ Thái Lan đã tăng cường đầu tư vào hệ thống hạ tầng đường sắt, đầu tư cho việc nâng cấp, sửa chữa toàn bộ hệ thống đường sắt để chuyển những hoạt động vận tải hạng nặng từ đường bộ (xe tải) sang hệ thống đường sắt nhằm đạt được hiệu quả cao cho việc di chuyển đường dài cũng như tiết kiệm chi phí logistics. Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch triển khai 4 tuyến đường sắt chính có điểm đầu xuất phát từ thủ đô Bangkok thuộc miền Trung Thái Lan tới các vùng miền. Trong đó có 2 Dự án lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung Quốc là tuyến Bangkok-Chiềng Mai phía Bắc Thái Lan giáp Myanmar dài 745 km và Bangkok-Nỏng Khai phía Đông Bắc giáp Lào dài 615 km; Hai tuyến đường sắt được xây dựng đường sắt khổ rộng 1,435m và tốc độ chạy tầu tương ứng là 200km/h và 160km/h.
Hạ tầng công nghệ thông tin
Tính đến năm 2010, số lượng người sử dụng và khai thác công nghệ thông tin viễn thông của Thái Lan còn rất thấp.
Tỷ lệ sử dụng công nghệ thông tin của Thái Lan chưa cao, số lượng lao động có trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin rất ít. Tốc độ băng thông của Thái Lan (2-2,9 mbps), tuy là cao hơn nhiều nước trong khu vực (Việt Nam:1,5-1,7 mbps), song còn thấp hơn nhiều so với tốc độ 4,1-5,4 mbps của Singapore. Mặc dù, tốc độ băng thông này vẫn đảm bảo khả năng phục vụ trao đổi thông tin trong hoạt động logistics nhưng trong điều kiện thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu thì hạ tầng công nghệ thông tin của Thái Lan chưa thể đáp ứng cho những hoạt động logistics quốc tế.
Bảng 2.18: Thống kê sử dụng điện thoại và internet của Thái Lan năm 2010
Số lượng Tỷ lệ
Số thuê bao điện thoại cố định 7,008 triệu 10,14/100 người Số thuê bao điện thoại di động 69,683 triệu 100,81/100 người
Số người sử dụng mạng internet - 20,1/100 người
Số thuê bao internet 2,295 triệu 3,34/100 người Số thuê bao băng thông rộng 2,295 triệu
Số lượng máy tính cá nhân 1,11/100 người
Nguồn: NESDB, Thailand’s infrastructure Development and Opportunities (5/2012)
Trong các hoạt động kinh tế, công nghệ thông tin cũng được đưa vào ứng dụng và tập trung chủ yếu trong các hoạt động thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, các chỉ số cũng cho thấy mặc dù chiếm tỷ lệ lớn về hệ thống thiết bị và mức độ sử dụng nhưng tỷ lệ về người sử dụng công nghệ thông tin trong nhóm các hoạt động thương mại và dịch vụ không cao hơn nhiều so với các hoạt động khác. Các ứng dụng chủ yếu vẫn là lưu trữ và kết nối ở mức độ thấp, các ứng dụng cao cấp như xử lý thông tin trực tuyến, thanh toán trực tuyến, điều hành trực tuyến chưa được ứng dụng nhiều ở Thái Lan.