Lựa chọn phương hướng và lộ trình phát triển dựa trên điều kiện và năng lực kinh tế quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 137 - 138)

Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

3.2.6. Lựa chọn phương hướng và lộ trình phát triển dựa trên điều kiện và năng lực kinh tế quốc gia

Định hướng phát triển logistics cần cân đối với tiềm lực kinh tế quốc gia và vị thế quốc gia trong hệ thống logistics khu vực và thế giới. Bài học này có được từ những thành công và cả những hạn chế trong phát triển logistics của Malaysia, những khó khăn mà Thái Lan đang phải đối mặt.

Là một quốc gia đang phát triển, kinh tế Việt Nam không mạnh- xếp hạng thấp hơn Malaysia và Thái Lan (theo đánh giá vào tháng 10/2012 dựa trên GDP của IMF, UN và WB) nên tiềm lực đầu tư cho phát triển logistics, đặc biệt là phát triển hạ tầng cơ sở còn rất hạn chế. Vì vậy, Việt Nam cần phải cân nhắc lựa chọn phương án đầu tư hợp lý, tập trung trọng điểm như Singapore hay dàn trải như Malaysia, đầu tư một lần cho hạ tầng quy mô lớn và hiện đại như Thái Lan (sân bay Suvarnabhumi) hay đầu tư nâng cấp từng giai đoạn theo cách Malaysia đầu tư vào cảng biển…. Đây là một bài toán cần có lời giải chính xác đối với Việt Nam vì một bước đi sai lầm trong định hướng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ logistics sẽ phải trả giá bằng việc biến những khoản đầu tư khổng lồ trở thành lãng phí vô ích.

Bên cạnh đó, việc đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại và vị thế của quốc gia trong bản đồ logistics khu vực và thế giới cần lưu ý khi định hướng. Singapore và

Malaysia đều là những quốc gia mà hệ thống logistics có năng lực cạnh tranh rất cao. Vì vậy, khai thác những điểm mạnh của Việt Nam cũng như khắc phục những hạn chế mà các nước trong khu vực đang gặp phải sẽ giúp cho logistics Việt Nam phát triển thuận lợi và hiệu quả hơn.

Một trong những vấn đề Việt Nam cần lưu ý trong nội dung bài học này là phân bổ, cân đối nguồn lực như thế nào cho phù hợp. Bài toán vĩ mô này đòi hỏi những nghiên cứu kinh tế, tài chính chuyên sâu kết hợp với những dự báo, đánh giá bằng mô hình và do vậy Việt Nam cần có thêm những nghiên cứu chuyên biệt được thực hiện bởi các chuyên gia chuyên ngành, nếu cần thiết, có thể thuê các chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm của nước ngoài hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 137 - 138)