Đổi mới tư duy củaChính phủ và các nhóm đối tượng tham gia hoạt động logistics, tăng cường vai trò của Chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 143 - 144)

Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

3.4.1.1. Đổi mới tư duy củaChính phủ và các nhóm đối tượng tham gia hoạt động logistics, tăng cường vai trò của Chính phủ

Để đạt mục đích phát triển logistics cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều cần có vai trò quan trọng của Chính phủ. Rõ ràng là, so với các ngành kinh tế khác, Chính phủ đóng một vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển trong ngành logistics. Bởi lẽ 2 trong 4 yếu tố cấu thành và thúc đẩy sự phát triển của ngành thì vai trò của Chính phủ rất quan trọng. Yếu tố (1) Hạ tầng cơ sở và (2) Khung thể chế logistics được hình thành từ chính hoạt động của Chính phủ. Hơn nữa, Chính phủ không chỉ có vai trò trong việc trang bị hạ tầng cơ sở và có các chính sách đúng đắn để thúc đẩy logistics phát triển, mà Chính phủ còn có vai trò quan trọng thúc đẩy yếu tố (3) Người cung cấp dịch vụ logistics và (4) Người sử dụng dịch vụ logistics phát triển. Như vậy, có thể nói rằng, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của logistics quốc gia.

Từ cơ sở lý luận về logisticsvà cơ sở thực tiễn với những bài học rút ra từ thực tiễn phát triển logistics ở 3 quốc gia được nghiên cứu, có thể thấy Chính phủ có vai trò quyết định trong phát triển logistics của quốc gia. Những thành công của Singapore, Malaysia, Thái Lan khẳng định: Chính phủ nào có nhận thức đúng đắn về vai trò của logistics sẽ có sự quan tâm thích đáng tới phát triển logistics và trên cơ sở ý thức đúng, định hướng đúng sẽ xây dựng những kế hoạch phù hợp cho chiến lược phát triển logistics nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Chính phủ Việt Nam, do vậy, cần thay đổi cách tư duy về logistics, cần xác định logistics là một trong những công cụ để phát triển kinh tế quốc gia, nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của logistics đối với nền kinh tế. Mặc dù đến tháng 1/2011, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, trong đó logistics được coi là “yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu” [53], tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn chưa có lộ trình hành động cụ thể để thúc đẩy “yếu tố then chốt” này phát triển. Kinh nghiệm của các quốc gia nghiên cứu cho thấy để phát triển logistics, Chính phủ cần chủ động và trực tiếp tham gia vào quá trình kiến tạo những yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia, chứ không chỉ dừng ở nhận thức. Điều này chúng ta cần đặc biệt lưu ý để chính sách phát

triển logistics thực sự đi vào cuộc sống và phát huy vai trò là yếu tố then chốt thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nhận thức rõ

logistics là yếu tố quan trọng gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là nền tảng cho sự phát triển bền vững.Việc nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua Chương trình hỗ trợ kỹ thuật, các khóa đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp (như Thái Lan, Malaysia), qua các diễn đàn hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

3.4.1.2. Lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực con người và vật chất cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển logistics

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 143 - 144)