Phát triển hạ tầngcơ sởvật chất phải đi đôi với phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 133 - 134)

Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia

3.2.3. Phát triển hạ tầngcơ sởvật chất phải đi đôi với phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

nghệ thông tin

Phát triển hạ tầng cơ sởvật chất phải được hỗ trợ bằng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin. Thực tế, công nghệ thông tin với mức độ phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên toàn thế giới tự nó đã xuất hiện và tham gia vào hệ thống logistics như một thành phần hạ tầng không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong việc phát triển logistics. Trong logistics hiện đại, hạ tầng mềm đang ngày càng thể hiện vai trò quyết định tới năng lực logistics quốc gia và cần được xem như một trong nhưng ưu tiên hàng đầu khi phát triển logistics.

Bài học có thể thấy rõ nhất từ thành công của Singapore, quốc gia có một nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện và rộng khắp trong các hoạt động kinh tế, trong đó có logistics. Sức mạnh của công nghệ thông tin trong trường hợp của Singapore được minh chứng bằng các đánh giá rất cao về năng lực thực thi logistics, khả năng truy xuất đơn hàng, sự thuận lợi trong các khâu thủ tục và tính kết nối với hệ thống logistics toàn cầu. Bài học này càng được khẳng định thêm từ những hạn chế, vướng mắc của Malaysia và Thái Lan do ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics còn khá chậm và thiếu đồng bộ.

Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là một xu thế phát triển chung và phát triển logistics cũng phải song hành và liên kết cùng với xu thế phát triển tất yếu này.

Tuy nhiên, đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin phải rất đồng bộ, đầu tư hiện đại ngay từ đầu đi kèm với giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng. Cả ba quốc gia Singapore, Malaysia và Thái Lan đều nhận thức được vai trò củahạ tầng công nghệ thông tin nên đã không ngừng phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển logistics.

Việt Nam có điều kiện khá thuận lợi nếu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển logistics do đã có sẵn một hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tương đối tốt, trình độ và tốc độ phát triển công nghệ thông tin ở mức khá trong khu vực. Nếu Việt Nam có phương án nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đối với các chủ thể sản xuất, kinh doanh, khắc phục được những hạn chế hiện tại thì trong thời gian không lâu, công nghệ thông tin có thể trở thành một thế mạnh trong logistics của Việt Nam.

Tuy nhiên, như các quốc gia khác, phát triển công nghệ thông tin thường được triển khai đồng bộ và rộng khắp trên toàn bộ lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực khác nhau và hạ tầng phần mềm logistics là một phần trong đó nên việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin phải nằm trong chiến lược phát triển chung của quốc gia, do Chính phủ chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics ở khu vực đông nam á kinh nghiệm bài học đối với việt nam (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w