Biểu đồ 3.1: So sánh chỉ số LPI 2012 của Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia
3.2.5. Phát triển logistics quốcgia thông qua phát triển thị trường dịch vụ logistics, phát triển nguồn cung và cầu logistics trong nền kinh tế
logistics, phát triển nguồn cung và cầu logistics trong nền kinh tế
Kinh nghiệm từ các quốc gia nghiên cứu cho thấy, hệ thống logistics hoạt động có sôi động và hiệu quả hay không chủ yếu được thể hiện qua sự phát triển nguồn cung và cầu trên thị trường dịch vụ logistics.
Đối với nguồn cung, để thúc đẩy logistics phát triển, các quốc gia này đều có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển ngành dịch vụ logistics. Trong điều kiện toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, việc thu hút đầu tư nước ngoài là sự lựa chọn nhằm đẩy nhanh sự hình thành và phát triển cho một lĩnh vực. Điều này đặc biệt cần thiết đối với logistics do không chỉ vì kinh doanh logistics cần có sự đầu tư lớn mà còn bởi vì kinh doanh logistics cần một hàm lượng tri thức rất cao – điều mà khó có thể một sớm một chiều có thể xây dựng được. Vì thế, ở cả Singapore, Maylaysia và Thái Lan, các chính phủ đều rất quan tâm đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này bằng các ưu đãi về thuế. Đặc biệt, ở Singapore hàng đầu thế giới) thì hiện nay, Chính phủ vẫn duy trì những chính sách ưu đãi về thuế riêng biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh logistics và tàu biển.
Bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài, để phát triển cầu thị trường logistics, Malaysia và Thái Lan còn rất coi trọng việc tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất về vai trò của logistics. Khi nhận thức được vai trò của logistics, các doanh nghiệp sẽ tìm các phương thức để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc khai thác những lợi ích do logistics đem lại. Singapore có một sự khác biệt khi sử dụng biện pháp chủ động hình thành hợp tác cả song phương và đa phương cũng như phát triển hệ thống kết nối nhanh và an toàn tới các cảng ở khắp các quốc gia, châu lục. Điều này giúp logistics Singapore có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng ở các phạm vi khác nhau, vì thế có thể gia tăng lượng cầu quốc tế trong điều kiện quy mô thị trường sản xuất nội địa khá nhỏ.
Theo nguyên tắc phát triển chung của thị trường, nguồn cung và cầu thị trường gia tăng sẽ khiến hoạt động logistics có cơ hội để phát triển mạnh mẽ, hiệu quả logistics ngày càng cao và nó lại tác động trở lại làm gia tăng lượng cung và cầu dịch vụ logistics, tiếp tục đẩy vòng xoắn phát triển lên một mức cao hơn.
Thị trường logistics của Việt Nam còn sơ khai nên tiềm năng thu hút được các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài khá lớn. Hiện nay đã có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế đã có mặt hoặc có hoạt động tại Việt Nam như DHL, NTT, Maersk Line… nhưng mức độ hoạt động còn khá hạn chế, tham gia chủ yếu vì
lý do tuyến vận tải hàng hóa có qua Việt Nam hoặc do nhu cầu của các công ty nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Nếu Việt Nam có những biện pháp cụ thể, đặc biệt là các cơ chế chính sách thì sẽ mở đường cho rất nhiều các công ty kinh doanh, cung cấp dịch vụ logistics tham gia vào hệ thống. Tất nhiên, cùng với các nội dung về thể chế chính sách, hạ tầng cơ sở logistics của Việt Nam cũng phải đạt tới một mức độ phát triển nhất định, đủ đáp ứng các yêu cầu của các nhà cung ứng dịch vụ logistics thì lúc đó thị trường logistics Việt Nam mới trở thành một thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư, các nhà cung ứng dịch vụ logistics quốc tế.
Đối với người sử dụng dịch vụ logistics trong nước, Việt Nam nên xem xét cách thức Singapore, Malaysia đã và đang thực hiện đó là gián tiếp định hướng của các doanh nghiệp trong nước sử dụng nhiều hơn các dịch vụ logistics thông qua các biện pháp như phổ cập kiến thức, đào tạo. Việc kích cầu thị trường trong nước có thể là một biện pháp trong kế hoạch dài hạn nhưng về tổng thể, có một hệ thống cung ứng và thực hiện logistics mạnh sẽ tự nó đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và sẽ tự khiến nhu cầu logistics ngày càng tăng cao.
3.2.6. Lựa chọn phương hướng và lộ trình phát triển dựa trên điều kiện và năng lực kinh tế quốc gia