Dịch vụ xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 41)

2.65 Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của Long An thấp vào hàng thứ 2 trong vùng ĐBSCL nhưng lại cao thứ hai trong vùng KTTĐ phía Nam. Thu nhập bình quân của tỉnh Long An trong vùng ĐBSCL chưa cao và còn thấp hơn nhiều so với vùng KTTĐ phía Nam. Dù tỷ lệ hộ nghèo ở hầu hết các huyện/thị đã giảm trong 5 năm qua nhưng vẫn còn cao ở một số khu vực của tỉnh, đặc biệt là các vùng nông thôn, nơi người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chưa có đủ hạ tầng và dịch vụ cần thiết. Để giảm nghèo, tỉnh có chương trình giảm nghèo toàn diện, gồm cho vay ưu đãi, trợ cấp, cung cấp nhà ở và gạo, cùng nhiều chương trình khác.

2) Dịch vụ xã hội

2.66 Dịch vụ xã hội chưa được cải thiện nhanh và cần chú ý hơn nữa. Các kết quả chính về y tế, giáo dục và nhà ở có thể tóm tắt như sau:

(a) Y tế: Nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên dịch vụ y tế

còn kém. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn cao, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và thể trạng chung của trẻ em. Điều kiện an ninh lương thực và vệ sinh thực phẩm cũng còn yếu, dẫn tới tình trạng dễ xảy ra ngộ độc thức ăn và các bệnh tật khác.

(b) Giáo dục: Số học sinh bình quân trong một lớp học cao, đặc biệt ở cấp trung học (cả

trung học cơ sở và trung học phổ thông), ảnh hưởng tới môi trường học tập và chất lượng giáo dục. Tỷ lệ bỏ học ở bậc trung học cao. Tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp (ở cả khu vực nông thôn và thành thị), làm giảm chất lượng nguồn nhân lực hoặc lực lượng lao động. Phát triển đào tạo nghề và kỹ năng cho người lao động vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu dự báo về lao động có tay nghề, điều này có thể làm giảm tăng trưởng công nghiệp do các nhà đầu tư muốn thiết lập hoặc mở rộng lợi ích công nghiệp/thương mại ở những khu vực có lực lượng lao động được đào tạo dồi dào.

(c) Nhà ở: Do bị ngập lụt hàng năm, khu vực nông thôn trong tỉnh thường chịu thiệt hại

nặng. Năm 2000, trên 40% nhà ở bị ngập lụt, 10% bị hư hại và 15% hộ gia đình phải di dời và tái định cư. Nhà tạm ở các vùng nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, vào khoảng 80%. Diện tích sàn bình quân năm 2000 là 8,0 m²/người, tăng 0,15 m²/ người/năm kể từ năm 1991 (diện tích sàn bình quân năm 1991 là 6,5 m²/người). Điều này cho thấy khả năng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Trên thực tế, số nhà bị ảnh hưởng bởi lũ lụt khá lớn và thường tập trung ở các khu vực đất thấp. Điều này có nghĩa là việc di dời và tái định cư các hộ gia đình là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w