LĨNH VỰC XÃ HỘI 1) Khái quát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 74 - 75)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

6 LĨNH VỰC XÃ HỘI 1) Khái quát

1) Khái quát

6.1 Mục tiêu chính sách của Chính phủ là phát triển một xã hội có điều kiện sống tốt, mà ở đó người dân thoát khỏi đói nghèo, được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, đảm bảo được điều kiện an toàn và an ninh, tính thuận tiện, điều kiện sức khỏe, phúc lợi và các tiện ích khác. Người dân có điều kiện trau dồi các kỹ năng và kiến thức cao hơn, có ý thức cộng đồng hơn ở cả cấp độ địa phương và toàn cầu trong việc cam kết bảo vệ những giá trị truyền thống và bảo vệ môi trường. Mặc dù người dân luôn được coi là nền tảng quan trọng nhất trong công cuộc phát triển của tỉnh, nhưng những nỗ lực phát triển xã hội cần tập trung không chỉ vào người dân là đủ mà cần quan tâm cả đến vấn đề môi sinh. Thực tế ghi nhận Long An dành tỷ trọng cao nhất trong ngân sách cho các dự án phát triển nguồn nhân lực.

6.2 Hiện tại, số hộ nghèo trong tỉnh còn nhiều, mặc dù các dịch vụ cơ bản nói chung được các xã đánh giá khá khả quan. Do điều kiện địa hình và tự nhiên của tỉnh và tình trạng các khu dân cư phân bố rải rác nên việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, tình hình đang có những biến chuyển tích cực.

6.3 Xóa đói giảm nghèo tại Long An được coi là nhiệm vụ trước mắt và trung hạn, nhưng giải quyết các tác động từ quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa lại được coi là vấn đề trung tới dài hạn trong quá trình phát triển xã hội. Long An, cũng như các tỉnh khác, phải trải qua một quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa kéo dài, được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động to lớn đối với các hoạt động kinh tế – xã hội và đời sống của người dân, đặc biệt là những người sống ở khu vực nông thôn. Nhiều người sẽ chuyển từ nông thôn tới sống tại các trung tâm đô thị, từ bỏ các hoạt động nông nghiệp. Tỷ lệ nghèo đói có thể sẽ giảm nhưng người dân sẽ phải chấp nhận những biến động đáng kể.

6.4 Các vấn đề khác liên quan tới phát triển xã hội bao gồm: (i) Cải thiện điều kiện sống ở các khu vực đô thị và nông thôn, với tầm nhìn ngắn và trung hạn, trên cơ sở gắn kết với quy hoạch sử dụng đất cũng như chiến lược kiểm soát thiên tai. Đồng thời cũng cần đáp ứng các nhu cầu cụ thể; (ii) Phát huy tốt các giá trị truyền thống trong bối cảnh các giá trị này đang phải đối mặt với tác động từ tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa; và (iii) Cung cấp dịch vụ xã hội ở mức độ cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân khi thu nhập tăng.

6.5 Mục tiêu phát triển xã hội gồm: (i) Xóa đói giảm nghèo cho các hộ tại cả vùng nông thôn và đô thị thông qua các dự án hỗ trợ cho người dân và cộng đồng, cung cấp hạ tầng thiết yếu cơ bản và các dịch vụ hỗ trợ cần thiết khác; (ii) Cải thiện điều kiện sống cho người dân tại cộng đồng bằng cách đáp ứng các nhu cầu khác nhau đối với từng địa phương, cộng đồng; và (iii) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và đào tạo cần thiết cho những người phải hoặc muốn chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

6.6 Phát triển xã hội phải tính đến cả hai yếu tố con người và môi sinh một cách gắn kết. Để đạt được điều này, cần có các chiến lược như sau:

(i) Tăng cường năng lực của người dân và cộng đồng bằng cách xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả đào tạo chính thức và không chính thức tại các trường dạy nghề và tại cộng đồng.

(ii) Tiếp tục cải thiện và mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ sở cũng như các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản, các giải pháp bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân khỏi thiên tai và ô nhiễm.

(iii) Xác định và đánh giá các giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể trong tỉnh để có cơ chế phát huy và bảo tồn các giá trị này.

Bảng 6.1 Chỉ tiêu phát triển xã hội

Chỉ tiêu Hiện trạng(’08) Mục tiêu của QHPTKT-XH

2020 2030

Giáo dục

Tỷ lệ nhập học

(%) Tiểu họcTrung học cơ sở 10099 10097 100100

Trung học phổ thông 89 75 90

Giáo dục bậc cao (/1.000 dân) - 150 200

Y tế

Tuổi thọ bình quân (tuổi) - 76 78

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi (%) 16.5 Dưới 12% 10%

Số giường bệnh/10.000 dân 13.7 20 30 Số bác sỹ/xã - Ít nhất 1,0 Trên 2,0 Số y tá/ 10.000 dân 6.5 8 10 Văn hóa, thông tin và thể dục thể thao

Cấp xã Có trung tâm văn hóa, thể thao (%) 0,89 75 100

Cấp huyện Có trung tâm văn hóa, thể thao (%) 100 100 100

Cấp tỉnh Có nhà văn hóa 87 90 95

Điều kiện sống và giảm nghèo

Tỷ lệ thất nghiệp ở kv thành thị (%) - 3 2

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) - 50 60

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia (%) - 1 1

Số hộ dùng điện (%) 97.6 100 100

Số hộ sử dụng nước sạch (%) - 100 100

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w