Cấu trúc không gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 82 - 85)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

2)Cấu trúc không gian

8.6 Mô hình cơ bản trong quy hoạch cấu trúc không gian kết hợp giữa “hành lang” và “cụm” phát triển. Hành lang là tuyến vận tải nối các trung tâm tăng trưởng một cách thuận lợi, còn cụm là khu vực có các hoạt động kinh tế-xã hội tập trung cao và thể hiện được một chức năng đặc trưng. Cụm cũng tạo điều kiện phát triển hay kích thích các hoạt động có mật độ tương đối cao, giúp sử dụng không gian hiệu quả trong mô hình nhỏ gọn. Nhờ đó có thể sử dụng hiệu quả quỹ đất, nâng cao năng suất và hiệu quả của các hoạt động, đảm bảo bố trí được không gian mở.

8.7 Các hành lang gồm “hành lang hướng tâm” và “hành lang vành đai”. Chức năng và vai trò chính của các hành lang như sau:

(a) Hành lang hướng tâm: Hành lang hướng tâm tỏa đi từ khu vực TPHCM và không

chỉ kết nối Long An với vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL mà còn tăng cường kết nối giữa vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL. Có 4 hành lang hướng tâm như sau: (i) H à n h l a n g c ửa ngõ ch í n h : Hành lang này là hành lang quan trọng nhất đối với sự

phát triển mang tính chiến lược của Long An. Hành lang này bao gồm QL1A, đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, tuyến đường sắt quy hoạch trong tương lai và hệ thống UMRT đề xuất (vận tải đô thị khối lượng lớn gồm BRT và LRT (xe buýt nhanh và đường sắt nhẹ)).

(ii) H à n h l ang b i ên g i ớ i p h í a B ắ c : Hành lang này nằm ở phía Bắc, kết nối với khu vực phía bắc TPHCM, Hậu Nghĩa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, v.v.

(iii) H à n h l ang tr u n g t â m t ừ Đ ô n g s a ng T â y: Hành lang này đi qua trung tâm tỉnh từ đông sang tây, kết nối Đức Hòa – Thạnh Hóa với Tân Thạnh cũng như Long An với TPHCM và Đồng Tháp. Sông Vàm Cỏ Tây sẽ là một phần của hành lang này. (iv) H à n h l ang h ư ớ ng t â m p h í a N a m: Hành lang này gồm QL50 kết nối khu vực Cần

Giuộc và Cần Đước với TPHCM, là đường vào cảng Hiệp Phước, cảng Tân Tập.

(b) Hành lang vành đai: Chức năng chính của các hành lang này là nhằm giảm tải mức

độ tập trung giao thông và các hoạt động trong khu vực trung tâm TPHCM. Từ góc độ phát triển của tỉnh Long An, các hành lang này sẽ tạo cơ hội để phát triển một cách có trật tự và tăng cường sự kết nối với các hành lang hướng tâm nhằm tạo ra một mạng lưới hành lang hiệu quả.

(i) H à n h l ang VĐ 3 +V Đ 4: Hành lang này đóng vai trò quan trọng nhất về mặt kinh tế đối với sự phát triển của tỉnh trong tương lai. Bên cạnh đó, sự mở rộng đô thị đi cùng với các hoạt động phát triển của TPHCM dự kiến cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển khu vực giữa VĐ3 và VĐ4. Góp phần tăng cường kết nối khu vực phía bắc và phía nam của tỉnh, gồm các khu vực Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Bến Lức và Cần Giuộc.

(ii) H à n h l ang x ư ơ ng số n g tr ung t â m: Hành lang này có thể bao gồm một tuyến đường mới nối Thủ Thừa với thị trấn Đông Thành dọc theo tuyến kênh và sông Vàm Cỏ Đông. Hành lang này có ba chức năng chính: một là đảm bảo ngăn chặn sự mở rộng đô thị của thành phố HCM và của Long An, ngoại trừ các hoạt động phát triển hạn chế, thân thiện với môi trường; hai là cung cấp điều kiện tiếp cận để quản lý hiệu quả các vùng đệm; và ba là kết nối trực tiếp Tp.Tân An và Bến Lức với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tới nước bạn Campuchia.

(iii) H à n h l a ng ph í a t â y : Hành lang này nối Mộc Hóa với Tân Thạnh và vùng Đồng Tháp Mười với Campuchia qua cửa khẩu Bình Hiệp và đường cao tốc từ TpHCM đi ĐBSCL.

8.8 Trên cơ sở phân vùng môi trường, đề xuất 3 cụm phát triển gồm: (i) Cụm đô thị: Là nơi tập trung phát triển đô thị mạnh mẽ, có hạ tầng hỗ trợ tốt và phù hợp; (ii) Cụm phát triển nông nghiệp: Là nơi tập trung các ngành nghề dựa trên nền nông nghệp và cung

cấp các chức năng dịch vụ hỗ trợ và (iii) Cụm phát triển công nghiệp: Các dự án phát triển công nghiệp sẽ được tập trung tại các cụm có hạ tầng phù hợp và có các biện pháp chống ô nhiễm.

8.9 Các cụm phát triển kinh tế chính gồm:

(i) Cụm đô thị Tân An – Bến Lức: Cụm này là một trung tâm đô thị có tính cạnh tranh cao, có quy mô dân số 0,5 triệu người, đóng vai trò đô thị vệ tinh chính trong vùng thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là trung tâm dịch vụ cửa ngõ thực sự cho vùng ĐBSCL và vùng KTĐPN.

(ii) Cụm Bắc Long An: Cụm này có trung tâm là Đức Hòa, sẽ được phát triển hơn nữa theo hướng khuyến khích các ngành sử dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường, cùng với các dịch vụ đô thị, sản xuất nông nghiệp giá trị cao ở ngoại thành. (iii) Cụm công nghiệp Cần Giuộc: Cụm này trước tiên đóng vai trò cửa ngõ trung chuyển

các mặt hàng quốc tế và khu vực cho vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN, và đồng thời bố trí các cơ sở công nghiệp, bao gồm cả các ngành gây ô nhiễm và các ngành có khối lượng hàng hóa ra/vào lớn.

8.10 Quy hoạch không gian đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về một môi trường sống tốt hơn cho người dân thành thị cũng như nông thôn. Đối với cư dân của TpHCM, Long An có thể cung cấp các dạng nhà nghỉ cuối tuần xây dựng trong các vùng đệm ven sông. Với những người sống ở khu vực nông thôn thuộc Long An và vùng ĐBSCL, tỉnh có thể tăng cường và mở rộng chương trình di dời các hộ dân tới các cụm dân cư vượt lũ. Đây cũng là cơ hội xây dựng một mô hình nhà ở và một ngành công nghiệp nhà ở mới đảm bảo khả năng vượt lũ và tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí hợp lý cho cư dân trong ĐBSCL.

Hình 8.4 Các cụm phát triển chính đã xác định

CHÚ THÍCH

Vùng đô thị CN Vùng nông nghiệp Vùng đệm Trung tâm huyện Đường cao tốc Đường cấp 1 Đường cấp 2 Đường thủy Hành lang BRT

Hình 8.5 Quy hoạch định hướng phát triển không gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 82 - 85)